Vào năm ngoái, bức ảnh về học sinh tại ngôi làng Atuler, khu trự trị Liangshan Yi, huyện Zhaojue, phía nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc phải trèo lên vách núi dựng đứng cao 800m trên chiếc thang tự chế ọp ẹp, có thể hỏng bất kì lúc nào được chia sẻ trên khắp các phương tiện truyền thông và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.
Sau khi bức ảnh được chia sẻ, ngôi trường nằm trên đỉnh núi này vấp phải sự lên án mạnh mẽ của truyền thông bởi chính quyền sở tại để trẻ em leo trên chiếc thang gỗ cũ kĩ như vậy là quá nguy hiểm, nó có thể mục gãy bất kì khi nào. Để xoa dịu dư luận, chính quyền địa phương đã chi hàng triệu nhân dân tệ thay chiếc thang gỗ tự chế kia bằng chiếc thang sắt chắc chắn hơn.
Địa phương đã đầu tư xây dựng thang sắt tuy nhiên con đường đến trường của các em vẫn rất nguy hiểm.
Tuy nhiên dư luận vẫn phản đối gay gắt bởi chiếc thang sắt cũng không thể giải quyết mầm nguy hiểm khi mà hàng ngày các em học sinh vẫn phải trèo lên tận đỉnh núi với chiếc thang như vậy.
Hai tuần một lần, các em học sinh tại làng Atuler phải leo đến trường bằng chiếc thang dựng bên núi. Trung bình các em phải mất 2 tiếng để leo đến trường. Các phụ huynh được cắt cử thay phiên nhau giám sát quá trình đến trường của các em.
Mặc dù an toàn hơn chiếc thang trước, nhưng đường đến trường của trẻ em tại đây vẫn khiến người khác thót tim
Hầu hết trẻ em tại làng Atuler đều theo học tại trường này, đây là ngôi trường duy nhất trong vùng, sau 2 tuần học tập và sinh hoạt tại trường, các em sẽ được về nhà và thăm bố mẹ. Vào những ngày gió lạnh và tuyết rơi, đa số phụ huynh không dám cho con đi học vì quá nguy hiểm.
Làng Atuler chỉ có 72 hộ dân sinh sống, chủ yếu họ mưu sinh bằng nghề trồng ớt trên núi đá. 'Việc chuyển 72 hộ dân này tới thành phố cũng rất khó có thể thực hiện bởi họ sẽ không có việc làm.
Còn nếu muốn xây dựng một con đường cho học sinh tới trường sẽ mất khoảng 60 triệu Nhân dân tệ (khoảng 200 tỷ đồng) là không hiệu quả bởi dân số ở đây quá ít' - một quan chức địa phương cho biết.