> Đại dự án 7.000 tỷ tốc độ rùa
Trở lại mô hình tổng công ty
Tại Quyết định 1428/QĐ-TTg ngày 2- 10, Thủ tướng quyết định kết thúc thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD).
Thủ tướng giao Bộ trưởng Xây dựng quyết định thành lập Tổng Cty Sông Đà trên cơ sở tổ chức lại Cty mẹ- Tập đoàn Sông Đà
và các đơn vị thành viên của Tổng Cty Sông Đà trước đây; thành lập Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị trên cơ sở tổ chức lại Cty mẹ- Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị và các đơn vị thành viên của Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị trước đây.
Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Xây dựng chuyển các Tổng Cty sau về trực thuộc Bộ Xây dựng: Lắp máy Việt Nam; Xây dựng và phát triển hạ tầng; Cơ khí xây dựng; Xây dựng Bạch Đằng; Xây dựng Hà Nội; Thủy tinh và gốm xây dựng; Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam.
Bộ trưởng Xây dựng bổ nhiệm chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; thông qua để Hội đồng thành viên bổ nhiệm tổng giám đốc đối với các tổng công ty nêu trên.
Trả lời phỏng vấn Cổng TTĐT Chính phủ, Phó Chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết, hai tập đoàn xây dựng không đạt được mục tiêu đề ra khi thành lập là hình thành các tập đoàn xây dựng lớn, trở thành tổng thầu, chi phối lĩnh vực bất động sản, các tổng công ty chọn làm nòng cốt không thực hiện được vai trò nòng cốt.
Thực tế quản lý, phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh đặt ra yêu cầu không nên tiếp tục duy trì 2 tập đoàn này. “Cũng phải nói rằng, thí điểm có thể thành công, có thể không. Nếu không thành công phải kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh”- ông Muôn nói.
Lắp ghép cơ học
Cũng trên Cổng TTĐT Chính phủ, Phó Chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn cho biết, qua tổng kết thì tập đoàn nào được hình thành trên cơ sở sự phát triển vươn lên lớn mạnh của một tổng công ty lớn thì hoạt động tốt.
Trong 11 tập đoàn thí điểm, có 8 tập đoàn như vậy (không kể Vinashin). Nói cách khác, nếu việc hình thành tập đoàn dựa trên yêu cầu, đòi hỏi của phát triển lực lượng sản xuất thì khi tạo ra quan hệ sản xuất mới theo mô hình tập đoàn sẽ hoạt động tốt.
“Trong khi đó, việc thí điểm hình thành 2 tập đoàn xây dựng dựa trên cơ sở lắp ghép cơ học các đơn vị, khi thực tiễn chưa đặt ra yêu cầu, đòi hỏi một mô hình tổ chức như vậy.
Do đó, việc thí điểm thành lập tập đoàn không những chưa tạo điều kiện cho Tổng Cty Sông Đà, Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị phát triển, thậm chí còn ngược lại. Có thể, ở đây quan hệ sản xuất đi trước một bước nên việc thí điểm 2 tập đoàn này không thành công.
Cũng phải nói thêm rằng, những khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước cũng tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hai tập đoàn này. Thị trường bất động sản đình trệ, thị trường xây dựng thu hẹp làm cho 2 công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực tương ứng gặp rất nhiều khó khăn.
Việc kết thúc thí điểm hai tập đoàn này là nhằm khắc phục nguyên nhân căn bản dẫn đến thí điểm không thành công. Tôi nghĩ rằng tập đoàn sẽ ra đời nếu có nhu cầu khách quan và điều kiện chín muồi.
Trong 8 tập đoàn tiếp tục được duy trì, Tập đoàn Dệt may sẽ cổ phần hóa, còn lại 7 tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực: Dầu khí, điện lực, than khoáng sản, viễn thông, hóa chất, cao su, sẽ phát triển mạnh và sớm trở thành những doanh nghiệp Việt Nam đạt tầm khu vực”- ông Muôn cho biết.
Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp cho rằng, mô hình tập đoàn mới làm thí điểm chứ trong Luật Doanh nghiệp 2005 chưa quy định về mô hình này. Việc thí điểm chỉ nên dừng ở phạm vi hẹp nhưng vừa qua chúng ta cho phép khá nhiều, tới 11 tập đoàn.
Trong thực tế, chủ trương xây dựng những tập đoàn mạnh, được coi là “quả đấm thép” của nền kinh tế là đúng nhưng mô hình, kết cấu bên trong mỗi tập đoàn phải hợp lý. Sự liên kết giữa các đơn vị thành viên trong tập đoàn phải phát huy sức mạnh của nhau.
Trong khi, hai tập đoàn ngành Xây dựng hình thành trên cơ sở con số cộng cơ học, không có thay đổi về chất dẫn đến hoạt động lúng túng.
Ngoài ra, đại diện chủ sở hữu nên thông qua các bộ nằm giữ theo từng lĩnh vực, nếu không rõ chủ sở hữu sẽ dẫn đến sai sót, hoạt động kém hiệu quả như một số tập đoàn thời gian qua.
“Tới đây, có thể sửa đổi Luật Doanh nghiệp, trong đó bổ sung một chương về tập đoàn kinh tế. Phương án khác là QH có thể ban hành một luật riêng về tập đoàn kinh tế. Trong đó, xác định mô hình, phương thức quản lý, điều hành, quan hệ nội bộ, bên ngoài. Nếu chưa xây dựng được luật thì đối với mỗi tập đoàn cần ban hành riêng một nghị định để quản lý. Tuy nhiên, đây là những nghị định “không đầu” (do chưa có quy định trong luật) nên theo tôi cần đưa ra xin ý kiến Thường vụ QH”- ông Thảo nói.
Sẽ không có nhiều xáo trộn Trao đổi với PV Tiền Phong, một đại diện Tập đoàn Sông Đà cho biết, việc Thủ tướng ký quyết định ngừng thí điểm hình thành 2 Tập đoàn ngành Xây dựng và giao Bộ trưởng Xây dựng sắp xếp, tổ chức lại một số doanh nghiệp thuộc ngành cũng là việc bình thường vì khi thấy việc hình thành tập đoàn không đạt được như đề ra. Trong hoạt động hàng ngày, các đơn vị thành viên cũng thấy nhiều vấn đề bất cập phát sinh cần giải quyết. Nếu trước đây lãnh đạo các tổng công ty ngang hàng với nhau, sau khi sáp nhập họ trở thành các đơn vị thành viên nên cũng có thể có chuyện “bằng mặt không bằng lòng”. “Một số đơn vị thành viên cũng cho rằng sau khi tổ chức các đơn vị thành tập đoàn hiệu quả hoạt động không cải thiện nhiều trong khi các chi phí khác gia tăng. Về nhân sự sẽ có sự sắp xếp lại từ Bộ Xây dựng nhưng chắc không có xáo trộn gì nhiều”- vị đại diện này nói. |