TPO - Mắt đã đồi mồi, tóc đã bạc nhưng ánh mắt và những động tác chạm trổ bên những gốc tre già khô khốc, xù xì của ông vẫn còn tinh xảo lắm.
|
Ông Lê Mưu cho biết, con Rồng tre là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam. Thế Rồng bay thể hiện cái tâm đức, cốt cách, cái hồn của dân tộc. |
Từ những gốc tre bị vứt bỏ, qua bàn tay của lão nông Lê Mưu hoá thành những con rồng với nhiều thế đẹp mê mẩn lòng người. Ông là Lê Mưu, 88 tuổi, ở làng Long Hội, xã Sơn Bình, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Cái duyên để lão nông Lê Mưu đến với môn nghệ thuật này thật đơn giản, trong một lần chui vào bụi tren ven đường tránh nắng, ông bắt gặp một gốc tren tre xù xì, co hình thù uốn lượn trong rất đẹp. Với bản tính tò mò và trí tượng tượng, trước mắt ông là một con rồng đang bay lượn trên bầu trời xanh biếc từ gốc tre này.
Ông lao ngay vào nhà hàng xóm mượn cuốc, rựa bẫy nguyên cả gốc tre thuê xe bò chở về. Hằng ngày người ta chỉ thấy lão già này bỏ vườn tược để suốt ngày ngồi ngắm gốc tre rồi đục, rồi tỉa…và ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch, tay vỗ đùi đen đét.
Ban đầu nhiều người thắc mắc không biết lão bị ma ám hay bệnh tệt gì. Bỗng một hôm đẹp trời, lão nấu nước chè xanh, mời mọi người trong xóm đến chiêm ngưỡng tác phẩm Rồng tre của lão làm nhiều người giật mình té ngửa hoá ra lão Mưu đang làm nghệ thuật. “Lúc đầu tui nghĩ làm chơi vui vui, nào ngờ riết thành quen. Càng làm những gốc tre càng thu hút tui một cách kỳ lạ”, ông Mưu nói.
Phóng sự ảnh Rồng Tre của lão nông Lê Mưu qua ống kính của PV Tiền Phong:
|
Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng cụ Mưu vẫn còn rất linh hoạt. Những động tác tạo hoa văn cho những tác phẩm Rồng tre trông khoẻ khoắn và rất khéo léo. “Bên những gốc tre xù xì này tâm hồn tôi như bị mê hoặc. Cũng nhờ nó mà đầu óc tôi thanh thản, chân tay tôi linh hoạt hơn”, cụ Mưu tâm sự. |
|
Để có được một tác phẩm Rồng tre hoàn thiện phải mất vài năm trở lên. Sau khi tre được phơi khô, đem lau rửa sạch, hông trên gác bếp. Công đoạn tiếp theo đưa xuống đặt trên bàn để tạo thế, tạo thế xong mới đi vào chạm khắc những chi tiết trên khắp các cơ thể. Mỗi tác phẩm có một thế riêng nhưng đều thể hiện sự thanh cao, trong sáng. |
|
Người dân xã Sơn Bình quen thuộc với hình ảnh cụ Mưu hằng ngày cầm chiếc cưa tay chui lủi trong các bụi tre trong làng. Nhiều lần chui lủi trong bụi tre cụ bị trẻ con trong làng tưởng quái vật la hét om xòm. Khi mọi người kéo nhau đến mới tá hoả quái vật kia là cụ Mưu Rồng tre. . |
|
Không chỉ Rồng tre, cụ Mưu còn sáng tác 12 con giáp từ gốc tre. Mỗi tác phẩm của cụ đều thể hiện được nét thần riêng. Chim muông, thú dữ là đề tài mà cụ đang theo đuổi trong những năm cuối đời. |
|
Trong gian nhà xệp xệ là cả một kho tác phẩm giàu tính nghệ thuật và sáng tạo. Nhiều người trong làng cho biết, cụ Mưu rất lạ, có nhiều người tìm đến đặt mua các tác phẩm Rồng tre nhưng cụ tuyệt nhiên không bán. Nhưng nhiều khi có khách lạ đến tham quan, tìm hiểu cụ biếu không lấy một xu. |
Minh Thùy-Minh Lý
Theo Viết