Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam

TPO - Nằm cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 20km, nép mình bên dòng sông Ninh thơ mộng, hiền hòa, Làng Cổ Chất là điểm dừng chân thú vị cho du khách muốn tìm đến làng nghề truyền thống bao đời nay với nghề ươm tơ, nuôi tằm, dệt lụa.
Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 1

Đến với ngôi làng, nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cổ kính và nên thơ với những đường tơ óng ả chạy dọc con đường làng

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 2

Làng Cổ Chất là điểm dừng chân thú vị cho du khách muốn tìm đến làng nghề truyền thống bao đời nổi tiếng với nghề ươm tơ, nuôi tằm, dệt lụa.

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 3

Theo các bậc cao niên trong làng Cổ Chất, nghề tơ tằm ở đây đã có từ lâu đời. Thời thuộc Pháp, tơ Cổ Chất nổi tiếng vào khoảng đầu thế kỉ XX.

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 4

Một người dân trong làng giới thiệu các công đoạn làm ra sợi tơ. "Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ’, ca dao tục ngữ từ trong tâm thức bao người nhưng mấy ai được tận mắt nhìn thấy quy trình từ kén tằm kéo ra tơ.

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 5

Chỉ một ngày ghé thăm làng tơ Cổ Chất, du khách không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh làng quê thanh bình mà còn được biết các công đoạn của quá trình làm tơ.

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 6

Trong những xưởng kéo tơ, người thợ làm việc trong màn khói bốc lên nghi ngút từ nồi nước luộc kén. Tằm trưởng thành nhả tơ tạo thành kén, khoảng 20 đến 25 ngày sau kén tằm được mang đi kéo sợi

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 7

Người ta đổ nong kén tằm vào nước và đun cho nước sôi lên rồi tiếp tục đổ cả nồi nước sôi có kén tằm trong đó vào một hũ nước để bắt đầu công đoạn kéo tơ

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 8

Nước bốc khói nghi ngút, vòng kéo chạy chầm chậm và từng sợ tơ vàng hoặc trắng được quấn quanh khung. Đây mới chỉ là công đoạn đầu tiên gọi là kéo tơ. Kéo tơ xong người thợ còn phải chỉnh tơ: Nhặt tạp chất, quấn cho khuôn tơ được suôn và đều, sao cho tơ được sạch sẽ. Sau đó những cuộn tơ được cuộn thành từng bó, phơi khô dưới nắng.

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 9

Tiếp đến là công đoạn lọc nhộng. Khi mà những sợi tơ được kéo xong, người thợ nhanh chóng rũ nhộng ra khỏi những kẽ tơ còn sót.

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 10

Công đoạn này yêu cầu người thợ phải thật tỉ mỉ, khéo léo tránh xót nhộng lại trong tơ.

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 11

Và đến với Cổ Chất ắt hẳn sẽ phải thưởng thức món Nhộng rang thơm bùi, béo ngậy từ chính người dân lấy ra từ kén và lọc một cách cẩn thận

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 12
Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 13

Tơ sau khi được kéo sẽ được chỉnh tơ: nhặt tạp chất, quấn cho khuôn tơ được suôn và đều để mang đi phơi

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 14

Người thợ vuốt từng sợi kiểm tra lại chất lượng tơ.

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 15

Không chỉ người lớn tuổi mà trẻ em cũng rất háo hức và tỉ mỉ tham gia vào công việc này.

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 16

Những sợi tơ được đôi bàn tay khéo léo cuộn thành từng bó, phơi khô dưới nắng.

Làng tơ trăm tuổi trên đất Thành Nam ảnh 17

Đến với Cổ Chất, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người già, phụ nữ miệt mài với những công đoạn làm nghề. Những bó tơ vàng óng ánh giăng đầy khắp nơi, trong sân, ngoài ngõ, trên tường rào, óng ánh sắc vàng.

Tin liên quan