Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao?

TPO - Làng Rồng ra đời cách đây gần 21 năm sau một trận thiên tai kinh hoàng. Đây là ngôi làng đặc biệt tại thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế), do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đặt tên.

Những ngày này, khi hay tin nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần, tại khu nhà sinh hoạt cộng đồng làng Rồng - ngôi nhà do bác Phiêu trích tiền lương hưu để xây dựng tặng dân làng, một ban thờ tưởng niệm trang trọng đã được lập nên. Mỗi ngày, nhiều người dân, cán bộ không chỉ ở làng Rồng, ở thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang), mà cả trong tỉnh TT-Huế đã về đây dâng hương, tưởng niệm vị cố Tổng Bí thư đáng kính.

 VIDEO: Làng Rồng - ngôi làng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu "khai sinh", không ngừng thay da, đổi sắc (thực hiện Ngọc Văn)
Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 1

Từ một làng chài đi lên gần như bằng con số 0 sau thiên tai, lũ lụt, làng Rồng ngày nay đã thay da đổi thịt không ngừng.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 2

Bác Lê Khả Phiêu trong một lần về thăm làng Rồng. Ảnh baothuathienhue.vn

Làng Rồng 21 năm trước đã ra đời giữa đau thương, đổ nát do trận đại hồng thủy lịch sử cuối năm 1999 gây nên. Đến nay, vượt lên những đau thương, mất mát, làng Rồng có 64 hộ dân sinh sống, với 276 nhân khẩu, trong đó có 11 ngôi nhà hai tầng bề thế. Hầu hết đời sống người dân đều ổn định, nhiều hộ khá giả. Có được cuộc sống như hôm nay, dân làng luôn nhớ và tri ân đến bác Lê Khả Phiêu - người “khai sinh” ra làng Rồng. Tên làng Rồng cũng do bác Lê Khả Phiêu đặt cho.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 3

 Đường đã được bê tông hóa, nhiều nhà cao tầng mọc lên tại làng Rồng.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 4

Một ngôi nhà khang trang của dân làng Rồng, không thua kém gì nhà cửa ở thành phố.

Bà Trần Thị Cúc (dân làng Rồng) nhớ lại: "Kể từ sau ngày đặt tên làng, cứ mỗi dịp lễ Tết, bác Lê Khả Phiêu lại về thăm làng hoặc không quên gửi quà tặng cho bà con. Rất ân cần, chu đáo và tình cảm. Nhiều năm trôi qua, tình cảm đó của bác Lê Khả Phiêu với dân làng vẫn không thay đổi. Rồi đời sống của bà con ngày càng ổn định, khấm khá. Nay bác đi xa, người dân làng Rồng chúng tôi luôn khắc sâu, giữ mãi tình cảm đối với bác”.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 5

Tấm biển khắc tên làng Rồng, ghi thời gian xây dựng làng cách đây gần 21 năm.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 6

Anh Trần Văn Thu - người mất một lúc 12 người thân trong trận đại hồng thủy cuối năm 1999 - bên căn nhà mới của mình tại làng Rồng.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 7

Hay tin bác Lê Khả Phiêu mất, anh Thu không cầm được nước mắt.

Nhắc đến tên làng Rồng, anh Trần Văn Thu (dân làng Rồng) không bao giờ quên ký ức kinh hoàng cách đây gần 21 năm.

Hôm đó, sau những ngày mưa lớn kinh hoàng không ngớt, con đập Hòa Duân nối thị trấn Thuận An và xã Phú Thuận (huyện Phú Vang), đồng thời là một phần của trục Quốc lộ 49 chạy dọc qua nhiều xã ven biển TT-Huế, đã bị trận lũ lịch sử ngày 2/11/1999 cuốn phăng, 64 ngôi nhà thôn Hải Thành cũ (Thuận An) bị xóa sổ hoàn toàn, bị nhấn chìm xuống đáy biển.

Chỉ trong một đêm, dân Hải Thành cùng lúc mất đi nhiều người thân. Riêng gia đình của anh Trần Văn Thu mất gần hết các thành viên của gia đình trong trận đại hồng thủy kinh hoàng này, gồm cha mẹ, vợ con, gia đình người em trai… tổng cộng 12 người. Một mất mát quá lớn, quá sức chịu đựng của một con người.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 8

Nhà sinh hoạt cộng đồng do bác Lê Khả Phiêu dành tiền lương hưu hỗ trợ người dân làng Rồng xây dựng nên.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 9

Làng Rồng hiện có 64 hộ dân sinh sống, với 276 nhân khẩu, trong đó có 11 ngôi nhà hai tầng bề thế. Đời sống của người dân làng Rồng đa số ở mức khá.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 10

Một vị bô lão ở làng Rồng kể về những tình cảm, sự quan tâm của cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu dành cho người dân làng Rồng.

Có mặt tại nơi tan thương, đổ nát ngay sau trận lũ lịch sử, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đề nghị với Bộ Quốc phòng hỗ trợ xây dựng ngay một ngôi làng mới cho dân Hải Thành (Thuận An) bị trôi hết nhà, đất, của cải ra biển.

Khoảng 3 tháng sau, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, những người lính Quân khu 4 đã khẩn cấp tái thiết cuộc sống mới cho người dân nơi đây bằng một ngôi làng mới tọa lạc ngay tại đất Thuận An.

Tên làng Rồng do Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đặt, với mong muốn người dân mạnh mẽ đứng lên sau thiên tai, mất mát. Đó cũng là lần đầu tiên người dân đón Tết trong những ngôi nhà mới, tại một ngôi làng mới. Tết năm Rồng! Tên làng Rồng mang nhiều ý nghĩa như vậy.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 11

Dân làng Rồng và cấp ủy, chính quyền địa phương lập ban thờ tưởng niệm bác Lê Khả Phiêu tại nhà sinh hoạt cộng đồng làng Rồng để nhiều người đến dâng hương, thành kính tưởng nhớ, tri ân vị cố Tổng Bí thư đáng kính.

Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 12
Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 13
Làng Rồng do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ‘khai sinh’ bây giờ ra sao? ảnh 14

Cán bộ và các tầng lớp nhân tại TT-Huế đến dâng hương, tưởng niệm bác Lê Khả Phiêu tại nhà sinh hoạt cộng đồng làng Rồng.

Làng Rồng ngày nay đã là phố. Khu dân cư này hiện thuộc tổ dân phố An Hải - thị trấn Thuận An, nhưng cái tên làng Rồng vẫn không thay đổi.

Theo UBND thị trấn Thuận An, đời sống của người dân làng Rồng đa số ở mức khá, với thu nhập bình quân của người dân làng Rồng hiện đạt từ 3,5-5 triệu đồng/người/tháng, với chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản...

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.