Lãng phí điện tái tạo, ai chịu trách nhiệm?

0:00 / 0:00
0:00
Dư luận đang nóng với câu chuyện cắt điện luân phiên, tăng giá điện. Và trên nghị trường, nhiều đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi: Việc thiếu điện và phải nhập khẩu điện từ nước ngoài, trong khi các dự án điện năng lượng tái tạo lại phải "kêu cứu" vì chưa được huy động, vậy ai phải chịu trách nhiệm cho nghịch lý này?

Mấy ngày qua, dư luận đang nóng lên quanh câu chuyện về điện gió, điện mặt trời. Tâm điểm là việc nguồn điện mặt trời, điện gió lên tới 4.600 MW đến nay vẫn chưa được hòa lưới, trong khi nước ta phải đi mua điện. Lãng phí như thế thì ai chịu trách nhiệm? Đây là vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên thảo luận tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước sáng 25/5.

Lãng phí điện tái tạo, ai chịu trách nhiệm? ảnh 1

Nhu cầu sử dụng điện ở khu vực miền Bắc có thể lên mức 23.500-24.000 MW trong những ngày nắng nóng sắp tới. Ảnh: TL

Trước đó, vào cuối tháng 3/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố lỗ trên 26 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục lỗ trong năm 2023. Để phản ánh chi phí đầu vào tăng cao trong sản xuất điện và để giảm lỗ cho EVN, giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% từ ngày 4/5/2023.

Ngành điện đang thiếu điện rất gay gắt đây là thực tế không phải bàn cãi và đã được dự báo từ trước đó rất lâu. Cụ thể, về nguồn cung ứng điện, năm 2023 là năm khí hậu chịu ảnh hưởng bởi El Niño. Thời tiết khô hạn dẫn đến các hồ thủy điện không đủ nước để phát điện. Nhiều ngày nắng nóng trong tháng 4 và tháng 5 với nhiệt độ trên 40oC làm cho nhu cầu tiêu dùng điện tăng đột biến, càng làm nguồn cung giảm nhanh dẫn đến nguy cơ thiếu hụt. Trước tình đó, EVN buộc phải cắt điện ở nhiều nơi, kêu gọi thực hành tiết kiệm điện, đồng thời tăng nhập khẩu điện từ Lào, Trung Quốc và huy động mọi nguồn phát khả dụng có chi phí cao khác.

Điều trớ trêu là, trong lúc đang thiếu điện, nhưng vẫn còn tổng cộng khoảng 4.600 MW từ điện gió và điện mặt trời đã hoàn thành xây dựng, vượt qua thử nghiệm, đủ điều kiện phát điện nhưng nhà đầu tư vẫn chưa thể phát lên lưới.

Dù Chính phủ đã giao trách nhiệm cho Bộ Công Thương đảm bảo nguồn điện cho sản xuất, tiêu dùng và chỉ thị Bộ Công Thương không được để thiếu điện. Thủ tướng cũng yêu cầu tiến hành đàm phán theo giá tạm tính với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành đầu tư xây dựng và có thể phát điện ngay lên hệ thống điện quốc gia. Thế nhưng đến nay các doanh nghiệp (DN) điện tái tạo vẫn tiếp tục “kêu cứu” vì không thể phát điện lên lưới.

Điều này là do chưa có cơ chế giá phát điện để làm cơ sở thỏa thuận mua bán điện giữa các nhà đầu tư và EVN. Các nhà máy điện gió đã phải chờ cơ chế này khoảng 16 tháng, còn các nhà máy điện mặt trời đã phải chờ hơn 26 tháng.

Lãng phí điện tái tạo, ai chịu trách nhiệm? ảnh 2

Mực nước tại các hồ thủy điện xuống rất thấp, trong khi lưu lượng nước về hồ đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Toàn Thắng

Rõ ràng, đây là những sự kiện không tốt, ảnh hưởng rất tiêu cực đến người tiêu dùng điện. Các nhà đầu tư điện lực chịu thất thu và phải đối diện với nguy cơ không đảm bảo chi trả phương án tài chính dự án, thậm chí vỡ nợ. Từ năm 2010 đến nay, giá điện tăng 8 lần và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn báo lỗ.

Đặc biệt, cùng trong EVN nhưng công ty mẹ lỗ, còn công ty con báo lãi. Vậy nguyên nhân chính của khoản lỗ này do đâu? Việc chưa tận dụng hết điện sản xuất được trong nước mà phải đi nhập khẩu điện nước ngoài là vô cùng lãng phí.

Lãng phí điện tái tạo, ai chịu trách nhiệm? ảnh 3

Theo tính toán từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ USD để phát triển loại hình năng lượng tái tạo. Ảnh: TL

Theo phương án của Bộ Công Thương, đối với các dự án đã hoàn thành (điện gió, điện mặt trời), Bộ Công thương chỉ đạo chỉ cho ký hợp đồng mua bán điện với giá bằng 50% theo khung giá của Quyết định số 21/QĐ-BCT ban hành khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp của Bộ Công thương (ngày 7/1/2023). Nhiều nhà đầu tư phản ánh, với giá mua điện tạm tính này, doanh nghiệp cảm thấy vô cùng sốc, bởi buộc phải ký, nếu không sẽ tiếp tục không được phát điện và rồi khó khăn lại thêm chồng chất khó khăn, nguy cơ phá sản là hiện hữu.

Theo các nhà đầu tư, một số thủ tục đầu tư (chủ yếu liên quan đến đất đai như: chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất…) thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư. Việc UBND các cấp tại địa phương chậm giải quyết thủ tục hành chính là có (vấn đề chậm, muộn giải quyết thủ tục một phần đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, nội dung này đã được Đại biểu Quốc hội có ý kiến trong phiên thảo luận tại Quốc hội vừa qua). Tuy nhiên, việc chậm giải quyết thủ tục hành chính này không ảnh hưởng đến chất lượng công trình, hiệu quả của dự án và không phải trách nhiệm thuộc về các nhà đầu tư.

Một số chuyên gia cho rằng, để hài hòa lợi ích quốc gia, nhất quán về chủ trương, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của nhà nước, tạo điều kiện và động lực cho các nhà đầu tư/doanh nghiệp điện tái tạo phát triển, phục hồi sau đại dịch Covid-19, tránh lãng phí tài nguyên đất nước, cần có giải pháp sớm huy động các dự án hòa lưới điện song song với việc đàm phán giá mua điện mới. Phải tính toán cho doanh nghiệp có một mức giá đủ để vận hành nhà máy, có thể xem xét mức giá mua điện mới giảm khoảng từ 8-10% so với giá theo Quyết định 39 TTg để phù hợp với tình hình mới và hài hòa giữa các bên.

Theo tính toán từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ USD để phát triển loại hình năng lượng tái tạo. Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 30%, phần còn lại phải xã hội hóa. Điều đó cho thấy nhu cầu xã hội hóa thu hút đầu tư sắp tới sẽ rất lớn với điện gió, điện mặt trời.

Sớm gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo, hoàn thiện quy trình với chính sách phát triển theo hướng tạo điều kiện đảm bảo hoàn vốn và có lợi nhuận, ưu đãi về thuế và đất đai, cạnh tranh công bằng, thì mới có thể thu hút nhà đầu tư.

MỚI - NÓNG
Nhận định Man City vs MU, 23h30 ngày 15/12: Cơ hội cho Quỷ đỏ
Nhận định Man City vs MU, 23h30 ngày 15/12: Cơ hội cho Quỷ đỏ
TPO - Nhận định bóng đá Man City vs MU, vòng 16 Ngoại hạng Anh 2024/25 lúc 23h30 ngày 15/12 - thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Man City đang suy yếu, mang đến cơ hội tuyệt vời để MU tạo ra sự khác biệt sau những kết quả nghèo nàn ở các trận derby Manchester trước.
Pep đáp trả tin đồn thất thiệt trước trận derby Manchester
Pep đáp trả tin đồn thất thiệt trước trận derby Manchester
TPO - Pep Guardiola khẳng định ông "không đánh mất phòng thay đồ" tại Manchester City. Ông tuyên bố rằng ngay khi cảm nhận được các học trò không ủng hộ mình, vị HLV này sẽ rời đi ngay lập tức. Đây là thông điệp đanh thép của Pep nhằm phủ nhận những mâu thuẫn nội bộ tại Man City.