Làm thế nào để bé học hỏi và nhận thức tốt hơn?

Càng nhiều kết nối não thì tốc độ xử lý thông tin của não sẽ càng nhanh hơn
Càng nhiều kết nối não thì tốc độ xử lý thông tin của não sẽ càng nhanh hơn
Mỗi em bé là một cơ thể khác biệt, phát triển khác nhau về thể chất cũng như trí não. Tuy nhiên, có những cột mốc quan trọng cũng như những điểm chung về sự phát triển của bé mà ba mẹ cần lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin khoa học cập nhật về sự phát triển trí não, khả năng học hỏi và nhận thức của trẻ, để ba mẹ có thể hiểu và giúp bé phát triển tối ưu ngay từ hôm nay.

Khả năng nhận thức của bé phát triển thế nào trong những năm đầu đời?

Theo các nhà khoa học, trẻ từ 0-18 tháng có thể phản ứng với những âm thanh và ánh sáng khác nhau, đã biết thể hiện sự tò mò của mình như thường cố gắng cầm, nắm hoặc với tay lấy đồ vật. Từ 19-36 tháng tuổi, bé cho thấy sự hứng thú với các hoạt động và đồ vật mới, đặc biệt thường hỏi nhiều câu hỏi về những người hoặc đồ vật, sự vật mà mình chưa biết.

Quan sát những biến chuyển của con trong giai đoạn đầu đời, mẹ sẽ phát hiện từ 1-2 tuổi, bé có thể nói được khoảng 2-3 từ, khoảng 2 tuổi trở đi, bé bắt đầu có nhiều biểu hiện phát triển về ngôn ngữ và nhận thức khác nhau. Bé thể hiện sự tò mò quan sát mọi thứ xung quanh, tăng khả năng ngôn ngữ, nói được những câu dài hơn, vốn từ cũng tăng lên. 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ khi sinh ra đã có tới 100 tỷ tế bào não, khi 1 tuổi, kích thước não bộ của trẻ đã bằng 70% kích thước não người lớn (khoảng 900gr – 1000gr) và bắt đầu có những ghi nhận về thế giới xung quanh một cách rõ nét qua từng ngày. Khi lên 2 – 3 tuổi, não bộ đã hoàn thiện khoảng 80% (khoảng 1200gr – 1300gr) so với não của người trưởng thành (khoảng 1400gr). 

Các kết nối trong tế bào não ảnh hưởng tới khả năng nhận thức 

Nghiên cứu khoa học cũng phát hiện ra, khả năng học hỏi và nhận thức của trẻ được đóng góp bởi các kết nối trong tế bào não.

Mẹ có thể hình dung một cách dễ hiểu: Não được chia làm nhiều vùng (khu vực), có tính chuyên biệt rất cao. Mỗi vùng não sẽ chi phối, kiểm soát cho từng chức năng riêng biệt. Chẳng hạn như có vùng não sẽ chịu trách nhiệm cho trí nhớ, có vùng não chịu trách nhiệm cho tư duy sáng tạo, cho vận động, cảm xúc… Các vùng não chuyên biệt này cần phải có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các kết nối não bộ, để đảm bảo cơ thể có thể hoạt động một cách hài hòa, đồng thời giúp bé học hỏi và tìm hiểu về thế giới xung quanh hiệu quả nhất.

Kết nối não bộ có sự liên quan chặt chẽ với khả năng học hỏi của bé là vì thế. Càng nhiều kết nối não thì tốc độ xử lý thông tin của não sẽ càng nhanh hơn. Khi tốc độ xử lý của não nhanh hơn, trẻ sẽ có khả năng học hỏi tốt hơn.

Vitamin E tự nhiên rất quan trọng để tăng các kết nối não bộ, tăng khả năng học hỏi 

Ba mẹ thường nghe đến DHA, AA, taurine, lutein… như các dưỡng chất cần thiết cho não bộ Tuy nhiên, các nghiên cứu mới nhất cho thấy một dưỡng chất là vitamin E tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, giúp tăng các kết nối trong tế bào não, hỗ trợ khả năng học hỏi của bé. 

Trong nghiên cứu gần đây nhất của Tiến sĩ Matthew J Kuchan – Nhà khoa học nghiên cứu cấp cao của công ty dinh dưỡng Abbott, Trưởng bộ phận Nền tảng Nhận thức Toàn cầu, Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng, Học hỏi và Trí nhớ, ĐH Illinois (Hoa Kỳ), các nhà khoa học đã phát hiện vitamin E tự nhiên khi kết hợp cùng DHA và lutein tạo ra nhiều kết nối trong tế bào não hơn khi chỉ có DHA.

Cụ thể, ba dưỡng chất này khi kết hợp cùng nhau sẽ tạo ra nhiều hơn tới 81% các liên kết não bộ so với chỉ có DHA trong các mô hình nghiên cứu và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho các kết nối não bộ nhanh hơn. Những kết nối não bộ này đóng góp vào chức năng não bộ và khả năng học hỏi của trẻ em.

Làm thế nào để bé học hỏi và nhận thức tốt hơn? ảnh 1

Tiến sĩ Matthew J Kuchan nghiên cứu về vai trò của vitamin E tự nhiên đối với sự phát triển não bộ

Vitamin E tự nhiên đã được tìm thấy ở các vùng não quan trọng liên quan đến khả năng học hỏi và dưỡng chất này có thể bảo vệ DHA không bị oxi hóa, tức là bảo toàn DHA để đóng góp vào sự phát triển não bộ của trẻ. 

Nghiên cứu cũng cho thấy não của trẻ ưu tiên hấp thụ vitamin E tự nhiên (NVE) hơn vitamin E tổng hợp. Các vùng não trẻ sơ sinh có liên quan đến thị giác, trí nhớ và sự phát triển ngôn ngữ có sự tập trung vitamin E tự nhiên cao hơn so với loại tổng hợp. Vitamin E tự nhiên có nhiều trong sữa mẹ và các thực phẩm có bổ sung vitamin E tự nhiên. 

Khi trẻ được chăm sóc đúng cách, dinh dưỡng hợp lý có thể đảm bảo sự phát triển não bộ của trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và học hỏi hiệu quả sau này. Vì thế, mẹ đừng quên chăm sóc bé bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển kết nối não bộ nhé

MỚI - NÓNG