Làm gì khi xe máy mất lái

Làm gì khi xe máy mất lái
TPO – Xe máy mất lái là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông, vậy phải làm gì khi xe máy bị mất lái để giảm thiểu thiệt hại và an toàn nhất.

> Lái xe máy an toàn trong ngày rét

Với điều kiện đường giao thông Việt Nam không tốt, mặt đường chỗ thì gồ ghề sỏi đá cát, chỗ thì trơn bóng, ổ gà ổ trâu, con lươn, gờ đường, vết lằn bởi xe tải gây ra, thì sử dụng xe máy gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ một chút lơ là, mất tập trung hay không vững tay lái, mặt đường trơn trượt do thời tiết, xe máy rất dễ gặp tình trạng mất lái.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp tai nạn giao thông là do xe máy tự ngã khi mất lái, chứ chưa xảy ra va chạm giao thông. Mất lái rất nguy hiểm bởi người lái xe có thể ngã bất cứ lúc nào, khiến phương tiện phía sau không thể kịp phản ứng và chèn lên, gây tai nạn nghiêm trọng.

Phải làm gì để tránh xe mất lái?

Quan sát mặt đường. Tránh những ổ trâu ổ gà, lao qua ổ trâu ổ gà ở tốc độ cao sẽ khiến xe máy bị mất lái. Cần thiết phải giảm tốc từ xa khi quan sát thấy những gờ giảm tốc.

Để ý những lằn đường do xe tải có trọng lượng quá tải gây ra trên mặt đường, lượn vào lằn đường này sẽ rất dễ mất lái. Để ý mặt đường trơn trượt, cát sỏi, giảm tốc độ trước và chậm rãi đi qua đoạn đường có điều kiện xấu.

Để ý những đoạn tiếp nối giữa mặt đường cũ và mặt đường mới trải nhựa lại. Tại những đoạn nối này, độ cao mặt đường chênh lệch cũng dễ khiến xe mất lái.

Bơm lốp căng vừa đủ. Nên nhớ lốp quá căng hay quá non hơi cũng dễ dàng khiến bánh xe trượt và xe mất lái. Hãy kiểm tra lốp thường xuyên và bơm áp suất ở mức tiêu chuẩn của lốp. Tốt nhất 1 tuần nên kiểm tra ít nhất 1 lần, đặc biệt là bánh sau.

Giữ tốc độ đều và ổn định, không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách trên đường.

Phản ứng thế nào khi xe máy mất lái?

Tuyệt đối không phanh. Việc phanh bất kì bánh xe nào trong tình trạng mất kiểm soát cũng khiến chiếc xe ngay lập tức đổ lăn ra đường và khiến người trên xe bị ngã, xe sau không thể phản ứng kịp gây tai nạn nghiêm trọng.

Giữ bình tĩnh là quan trọng nhất. Phản xạ của người đã biết đi xe máy khi gặp tình trạng mất lái luôn là loạng choạng và tay lái lắc liên tục về hai bên, giữ thăng bằng theo phản xạ. Vì vậy hãy tiếp tục bình tĩnh giữ thăng bằng, hạ 2 chân xuống để có thêm cơ hội chống chân, tránh ngã đổ xe ngay lập tức.

Luôn cố gắng lượn về bên phải. Bên trái là làn đường dành cho xe ô tô, ngã sang làn đường này nguy hiểm hơn rất nhiều so với làn bên phải dành cho xe máy và xe đạp. Vì vậy dù loạng choạng tới đâu cũng cố gắng lượn xe về phía an toàn.

Nếu bạn không sử dụng phanh, sau vài giây loạng choạng và trôi về phía trước, chiếc xe sẽ đổ nếu bạn không đủ vững tay lái để lấy lại thăng bằng. Vài giây loạng choạng là đủ để xe phía sau cảm nhận được bạn mất lái, giảm tốc và tránh, không xảy ra tai nạn gây nguy hiểm.

Nếu bạn vững tay lái, chiếc xe sẽ dần lấy lại thăng bằng và bạn sẽ không gặp nguy hiểm gì, tiếp tục hành trình của mình.

Hãy nhớ, tuyệt đối không phanh khi xe đã mất thăng bằng, và hành động theo phản xạ lắc tay lái tự động giữ thăng bằng của cơ thể. Bạn sẽ có thể thoát khỏi tình huống nguy hiểm khi xe máy mất lái, hoặc hạn chế tối đa những nguy hiểm xảy ra với mình và người trên xe.

Chúc bạn lái xe an toàn.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.