Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn' dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

0:00 / 0:00
0:00
Luôn được đánh giá là một trong những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất, bất động sản càng cho thấy sức hút khi lãi suất tiết kiệm liên tục rơi tự do, thiết lập nhiều “đáy” mới. Để đón sóng, một số chủ đầu tư lớn đã nhanh chóng tung ra các chính sách hỗ trợ đột phá.

Gửi tiết kiệm mất giá, đầu tư bất động sản lên ngôi

Bước sang tháng 3, thị trường lãi suất chưa có dấu hiệu dừng giảm khi lần lượt các ngân hàng vẫn liên tiếp hạ lãi suất, đưa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm xuống còn một nửa so với cuối năm 2022. Mức lãi suất tiền gửi cao nhất của kỳ hạn 6 tháng cũng chỉ còn khoảng 3%/năm và 12 tháng loanh quanh 5%/năm.

Đơn cử mức lãi suất kỳ hạn từ 1 -12 tháng tại các ngân hàng lớn cập nhập đến ngày 16/3/2024 lần lượt là Agribank 1,6 - 4,7%/năm, ACB 2,5 – 4,8%/năm, BIDV là 1,9 – 4,8%/năm, MB Bank 2,1 – 4,5%/năm, Vietcombank 1,7 – 4,7%/năm.

Tuy nhiên theo giới quan sát, đây vẫn chưa phải là đáy của lãi suất gửi tiết kiệm. Mặt khác, không chỉ kém hấp dẫn do lãi suất thấp, kênh gửi tiết kiệm còn phải đối mặt với nguy cơ lạm phát khiến đồng tiền mất giá. Xét theo tình hình kinh tế hiện nay, giá cả mọi thứ tiếp tục tăng, lạm phát là điều khó tránh khỏi, vấn đề chỉ là nhiều hay ít.

Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn' dòng tiền đầu tư chảy vào đâu? ảnh 1

Bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư hấp dẫn, có khả năng tích trữ tài sản với tỉ suất sinh lời ổn định

Khi lãi suất đuối sức, kém hấp dẫn, vàng cũng không phải kênh được nhà đầu tư “ăn chắc mặc bền” ưu tiên do mức tăng đang quá cao và biến thiên liên tục khó kiểm soát. Một kênh đầu tư khác là chứng khoán lại là kênh chỉ dành cho người sành sỏi, chấp nhận được quy luật lên xuống thất thường, thậm chí có nguy cơ tay trắng. Trong khi đó, bất động sản vẫn nổi lên như một kênh tích trữ tài sản có tỉ suất sinh lời ổn định.

Theo TS. Cấn Văn Lực, việc giảm lãi suất chắc chắn sẽ khiến thị trường bất động sản tốt lên ở nhiều khía cạnh. Ở góc độ ngân hàng, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, lãi suất cho vay mua nhà hiện đang ở mức thấp nhất trong 20 năm qua. Cộng thêm những chính sách dồn lực hồi phục thị trường BĐS của Chính phủ khi mở van tín dụng, mở khóa pháp lý…

Minh chứng là ngay trong những ngày đầu năm, thị trường đã có điểm sáng. Thống kê 2 tháng đầu năm 2024, cả nước có 552 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, bằng 100,4% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 843 doanh nghiệp, bằng 138,7% so với cùng kỳ 2023.

Những chính sách “rẽ sóng” thị trường BĐS

Nhằm đón đầu dòng tiền dồn mạnh vào thị trường địa ốc, nhiều chủ đầu tư đã mạnh tay tung ra những chính sách bán hàng khác biệt, cạnh tranh… nhằm kích thích sức mua.

Giám đốc một doanh nghiệp BĐS cho biết, các chủ đầu tư có tiềm lực sẽ sẵn sàng đem đến những chương trình chưa có tiền lệ để kích cầu thị trường. Một số doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận hoặc đàm phán với ngân hàng để có được những chính sách vay vốn cũng như chính sách hỗ trợ khách hàng tốt hơn so với các doanh nghiệp khác.

Đơn cử, từ đầu năm nay, Vinhomes tung ra gói trả góp với lãi suất cố định cho người mua nhà lên đến 15 năm cho các dự án Vinhomes Grand Park, Vinhomes Ocean Park 1 và 2. Nổi bật nhất là mức lãi suất khách trả tối đa trong 2 năm đầu chỉ từ 6 - 7% tùy sản phẩm thấp tầng hay cao tầng. Kể từ năm thứ ba trở đi cho đến hết thời gian trả góp, chủ đầu tư sẽ đảm bảo lãi suất khách hàng và nhà đầu tư chỉ phải chi trả tối đa là 8 - 9,5%/năm. Trong trường hợp lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn hoặc bằng lãi suất đảm bảo, khách hàng chỉ phải chi trả theo lãi suất thực tế.

Ngược lại, nếu lãi suất của ngân hàng cao hơn lãi suất vay đảm bảo, khách hàng trả theo trần lãi suất đã cam kết, phần chênh lệch còn lại sẽ được Vinhomes chi trả cho phía ngân hàng. Với gói hỗ trợ này, sau khi đóng 30% giá trị bất động sản, người mua sẽ được nhận nhà ngay. Số tiền còn lại 70% giá trị căn nhà sẽ được vay ngân hàng với thời gian trả góp lên đến 15 năm.

Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn' dòng tiền đầu tư chảy vào đâu? ảnh 2

Các chuyên gia đánh giá thị trường BĐS sẽ tiếp đà hồi phục nhanh chóng và có nhiều khởi sắc trong năm nay.

Với gói hỗ trợ lãi suất lên đến 15 năm đang được áp dụng tại các đại đô thị của Vinhomes, nhiều người mua nhà cho rằng chính sách này sẽ giúp giảm bớt nỗi ám ảnh lãi suất ngân hàng khi có những thời điểm lãi suất thả nổi cao chót vót. Trong mọi trường hợp, khách hàng đều là người được hưởng lợi khi được chủ đầu tư và ngân hàng hỗ trợ để trả với lãi suất thấp.

Không chỉ Vinhomes, một số doanh nghiệp BĐS khác cũng có nhiều chính sách kích cầu chủ động. Công ty Nam Long cũng tung ra chương trình khách hàng thanh toán 40% chia nhỏ thành 7 đợt đến khi nhận nhà. Chủ đầu tư cũng hỗ trợ lãi suất vay 6%/năm trong hai năm liên tục, ân hạn nợ gốc hai năm. Công ty Khang Phúc tung ra chương trình ân hạn nợ gốc và ưu đãi lãi suất 0% trong 24 tháng. Người mua chỉ cần vốn ban đầu từ 20% giá trị căn hộ, ngân hàng sẽ cho vay tới 35 năm…

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam: “Người mua vẫn được hưởng lợi về giá từ chính sách ưu đãi chưa từng có trong cuộc đua chính sách của chủ đầu tư. Người mua có thể thanh toán theo nhiều đợt, hưởng ưu đãi lãi suất, ân hạn nợ gốc với thời gian gấp 2, 3 lần so các năm trước... Chính điều này sẽ thúc đẩy thanh khoản trên thị trường”. Khi cả hai phía doanh nghiệp và người mua cùng nắm bắt thời điểm tốt, đón sóng trước kỳ tăng trưởng mới, giao dịch sôi động, thì thị trường BĐS sẽ tiếp đà hồi phục nhanh chóng và có nhiều khởi sắc trong năm nay.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.