Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An

TPO - Nắm bắt nhu cầu thị trường, cùng với duy trì sản xuất loại bánh đa vừng truyền thống từ bột gạo, người dân làng Vĩnh Đức (huyện Đô Lương, Nghệ An) còn sáng tạo các loại bánh đa vừng từ gấc, khoai lang tím,…
Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 1

Trải qua 300 năm, người dân làng Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, Nghệ An) vẫn luôn duy trì và phát triển nghề làm bánh đa. Để có một chiếc bánh đa thơm ngon, hấp dẫn, người làm bánh phải trải qua rất nhiều công đoạn, kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến, sản xuất.

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 2

Nguyên liệu truyền thống của bánh đa vừng là bột gạo và vừng đen, hoặc vừng trắng. Các nguyên liệu đều được người dân địa phương sản xuất

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 3

Bánh đa vừng truyền thống của huyện Đô Lương thường được người làm nghề tráng bằng tay. Khoảng 2 năm nay, nhiều hộ làm nghề đã đầu tư mua thêm máy móc để nâng cấp các khâu sản xuất như tráng bánh, hấp bánh. Việc tạo khuôn bánh và hấp bánh bằng máy giúp cho bánh đồng đều, rút ngắn thời gian, công sức lao động.

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 4

Nắm bắt nhu cầu thị trường, cùng với duy trì sản xuất loại bánh đa vừng truyền thống từ bột gạo, người dân làm nghề còn sáng tạo các loại bánh đa vừng từ gấc, khoai lang tím,…

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 5

Gia đình bà Đinh Thị Chung (SN 1968) là một trong những hộ làm nghề bánh đa lâu đời ở làng Vĩnh Đức. “Từ nhỏ, tôi theo bố mẹ làm bánh đa. Cứ thế, nghề làm bánh đa theo tôi cho tới tận giờ. Trước đây, chúng tôi chỉ sản xuất bánh đa vừng đen truyền thống. Từ năm 2021, con gái tôi sáng tạo làm bánh đa khoai lang tím, bánh đa gấc,... Sản phẩm này được khách hàng rất ưa chuộng, làm đến đâu hết đến đó”, bà Chung chia sẻ.

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 6

Nguyễn Thị Nhàn (SN 1995, con gái bà Chung) cho biết, bánh đa vừng làm từ gấc, khoai lang tím kỳ công hơn các loại bánh khác. Gấc được tách hạt, xay lên với gạo. Còn với bánh đa khoai lang tím, khoai được hấp chín, xay nhuyễn, thêm ít sữa đặc để dậy mùi sau đó xay cùng gạo.

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 7

“Bánh đa vừng làm từ gấc, khoai lang tím được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên nên được thị trường khá ưa chuộng. Thậm chí những người muốn giảm cân thường chọn sản phẩm này để ăn kiêng. Vì vậy sản phẩm này làm ra không lo bị ế”, Nhàn nói.

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 8

Bánh sau khi hấp chín được rải trên các tấm đan bằng tre, nứa để phơi khô bằng ánh nắng mặt trời. Để chiếc bánh không bị cong, vênh, cứng và đẹp mắt thì phải “canh” bánh, người thợ phải trở bánh liên tục. Càng nắng to thì người làm bánh càng thích.

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 9

Trở bánh

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 10

Mỗi ngày gia đình bà Chung sản xuất thủ công khoảng 1.000 - 1.500 chiếc bánh đa. Giá bán trung bình 20.000 - 25.000 đồng/10 chiếc bánh đa sống. Với bánh đa gấc, khoai lang tím có giá 30.000 – 35.000 đồng/10 chiếc.

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 11

Bánh đa vừng khoai lang tím, bánh đa gấc là sản phẩm mới được các hộ làm nghề sáng tạo, bước đầu được thị trường đón nhận. Sản phẩm làm ra luôn được tiêu thụ hết, ít khi có hàng tồn.

Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 12
Lạ mắt với bánh đa vừng sắc màu ở Nghệ An ảnh 13

Bánh đa Vĩnh Đức được nhiều khách hàng tại các tỉnh, thành trong cả nước ưa chuộng đặt mua. Hiện sản phẩm cũng đã có mặt tại nhiều chuỗi siêu thị, cửa hàng trên cả nước. Các sản phẩm bánh đa vừng của các làng nghề này đều đạt 3 sao OCOP cấp tỉnh, được xuất khẩu sang nhiều thị trường ngoài nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Campuchia,…

Hiện nay, cùng với bánh đa vừng, huyện Đô Lương cũng đang chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực khác nhằm nâng cao giá trị, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Tin liên quan