Tục cúng cô hồn từ lâu đã xuất hiện ở các nước châu Á. Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Tại một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Singapore hay Malaysia, việc cúng tháng cô hồn là nét văn hóa nổi bật không thể thiếu trong năm. Rất nhiều hoạt động văn hóa và phong tục tập quán được tổ chức, một trong số đó phải kể đến tục sờ ngực các cô gái ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Phong tục này bắt nguồn từ truyền thuyết cổ xưa, khi linh hồn của các chàng trai trẻ chết trên chiến trường chưa lập gia đình sẽ không được siêu thoát vì chưa từng gần gũi hụ nữ trước khi qua đời. Thầy cúng đã yêu cầu chọn ra 10 người thiếu nữ trong trắng và chưa bị đàn ông sờ vào vòng 1 để làm vật tế cùng linh hồn sang thế giới bên kia.
Do đó, nếu muốn không bị chọn làm vật tế, những thiếu nữ đã nhờ các chàng trai trong bộ tộc sờ lên ngực của họ. Dần dần, hoạt động đặc biệt này được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay với sự tham gia của các cặp nam thanh nữ tú chưa lập gia đình.
Thông thường, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch và thả thuyền giấy hoặc đèn hoa đăng trên sông vào buổi tối như một cách để chỉ đường dẫn lối cho những linh hồn phiêu dạt khỏi bị lạc, biết đường trở về âm phủ trước khi cửa đóng.
Ngoài ra, trong suốt tháng cô hồn, tại Trung Quốc còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng. Những người dân địa phương sẽ được mời người đến xem. Hàng ghế đầu tiên luôn là hàng ghế trống, để dành cho các linh hồn tới cùng chung vui.
Theo Minh Anh