Kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm việc xây nhà quên xây trường

Khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm quy hoạch 6 ô đất xây dựng trường học, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 1 công trình trường tiểu học hoàn thành Ảnh: Hồng Vĩnh
Khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm quy hoạch 6 ô đất xây dựng trường học, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 1 công trình trường tiểu học hoàn thành Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Sáng nay, 8/7, Kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố Hà Nội khai mạc. Nhiều vấn đề quan trọng dự kiến được HĐND thành phố Hà Nội xem xét, cho ý kiến.

Được biết, tại kỳ họp này, nhiều nội dung có tính chất quan trọng, tác động nhiều mặt đến công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền thành phố, về đời sống dân sinh, sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời gian trước mắt và lâu dài.

Trong thời gian qua, HĐND thành phố đã tổ chức nhiều đoàn giám sát về các vấn đề nóng của Hà Nội như về cải cách hành chính; tinh giản biên chế; thu gom, xử lý rác thải... Riêng về việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với các trường công lập và việc xây dựng trường học tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến nay, báo cáo giám sát của HĐND thành phố Hà Nội cho thấy, có nhiều dự án khu đô thị mới, khu nhà ở có quy hoạch đất xây dựng nhà trẻ, trường học phổ thông, nhưng việc đầu tư xây dựng chưa đảm bảo đồng bộ, chậm xây dựng công trình trường học, nhà trẻ so với tiến độ xây dựng nhà ở trong dự án.

Cụ thể như khu đô thị mới Phùng Khoang; khu nhà ở Đài phát thanh phát sóng Mễ Trì; khu đô thị Xuân Phương - Viglacera; khu đô thị Thành phố giao lưu; khu đô thị Đoàn Ngoại giao; khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh; dự án khu nhà ở và công trình công cộng tại xã Cổ Nhuế; khu nhà ở để bán nhà ở Vĩnh Hoàng; khu chức năng đô thị Ao Sào; khu đô thị mới Cầu Bươu; khu nhà ở Thạch Bàn; khu đô thị Đặng Xá; khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp; khu đô thị mới Việt Hưng...

Một số dự án đầu tư xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, đặc biệt là khu vực các quận trung tâm đã được chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư thứ cấp, các nhà đầu tư thứ cấp này chậm triển khai nhưng các chủ dự án không đôn đốc kịp thời theo tiến độ.

Cụ thể như Khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm quy hoạch 6 ô đất xây dựng trường học, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 1 công trình trường tiểu học hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Còn 5 ô đất quy hoạch xây dựng trường học, Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Xây dựng (HUD) đã chuyển nhượng hạ tầng 2 ô đất (NT1 và TH1) cho nhà đầu tư thứ phát nhưng chưa xây dựng công trình; 2 ô đất (NT2, HT2) đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch; 1 ô đất (TH4) đang vướng mắc, chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp quy hoạch 6 lô đất xây dựng trường học, gồm 3 lô đất xây dựng trường mầm non, 1 lô đất xây trường tiểu học, 1 lô đất xây trường THCS, 1 lô đất xây trường THPT, trong đó có 1 lô đất đã hoàn thành xây dựng trường mầm non, 1 lô đất đang thực hiện chuẩn bị đầu tư xây dựng trường tiểu học. Lô đất xây dựng trường THPT vướng nghĩa trang thôn Văn Điển.

HUD đang tiến hành thực hiện lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở quy hoạch phân khu được duyệt, 2 lô đất dự kiến xây trường mầm non và 1 lô đất dự kiến xây trường THCS, HUD đã chuyển nhượng hạ tầng cho các nhà đầu tư thứ phát để xây dựng công trình; tuy nhiên đến nay các nhà đầu tư chưa xây dựng. Khu đô thị mới Việt Hưng, Tổng Cty đầu tư và phát triển nhà và đô thị đã chuyển giao 5 lô đất trường học cho các nhà đầu tư cấp 2 nhưng đến nay chỉ có 1 công trình trường học đã hoàn thành xây dựng.

Chất vấn nhiều vấn đề nóng

Vấn đề xây nhà quên xây trường trong các khu đô thị cũng được cử tri thành phố gửi đến Kỳ họp thứ 9 HĐND. Bên cạnh đó, trong bản tổng hợp ý kiến của cử tri, Ủy ban MTTQ thành phố cho biết, nhiều cử tri quan tâm đến vấn đề quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự đô thị. Cụ thể, cử tri đề nghị UBND thành phố có biện pháp khắc phục và đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường sắt Nhổn - ga Hà Nội do tiến độ quá chậm, việc hoàn trả mặt đường kém... để tránh gây lãng phí thời gian và tiền của nhà nước.

Bên cạnh đó, cử tri quan tâm việc quản lý nhà chung cư nói chung và giải quyết những bất cập tại các khu chung cư thương mại trên địa bàn thành phố. Cử tri quận Thanh Xuân nêu vấn đề, từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có lệnh dừng xây dựng các dự án nhà cao tầng trong quận nội thành và thành phố cũng đã có chủ trương hạn chế xây nhà cao tầng trong khu đô thị, nhưng thực tế nhiều nhà cao tầng vẫn mọc lên kéo theo nhiều hệ lụy khi hạ tầng không đáp ứng dẫn đến tình trạng thiếu điện, nước sinh hoạt cục bộ, vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng, nguy cơ cháy nổ cao ở các khu chung cư và ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng. Trong khi đó, cử tri quận Hoàn Kiếm đề nghị UBND thành phố thông báo kết quả thanh tra, xử lý các vi phạm về đất đai tại Yên Bài - Ba Vì, Minh Trí - Sóc Sơn...

Trả lời họp báo trước kỳ họp về nội dung chất vấn, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố cho biết, đang cân nhắc tái chất vấn một số vấn đề được nhiều người dân quan tâm như: Kết quả thực hiện dự án treo và chấp hành pháp luật trong các dự án chậm triển khai; bên cạnh đó là tái chất vấn liên quan đến công tác PCCC, các vi phạm về cháy nổ, về trách nhiệm của địa phương và các sở, ngành liên quan...

Trả lời họp báo trước kỳ họp về nội dung chất vấn, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố cho biết, đang cân nhắc tái chất vấn một số vấn đề được nhiều người dân quan tâm như: Kết quả thực hiện dự án treo và chấp hành pháp luật trong các dự án chậm triển khai; bên cạnh đó là tái chất vấn liên quan đến công tác PCCC, các vi phạm về cháy nổ, về trách nhiệm của địa phương và các sở, ngành liên quan...

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.