Kỳ 55: Thomas Jefferson: “Cà phê – thức uống yêu thích của thế giới văn minh!”

Người Mỹ nhận mình là quốc gia Cà phê – Caffeine Nation. Cà phê được xem là năng lượng cần thiết cho tiến trình thay đổi quan niệm sống và lối sống nhằm tạo dựng cuộc sống mới.
Kỳ 55: Thomas Jefferson: “Cà phê – thức uống yêu thích của thế giới văn minh!” ảnh 1  

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

Tìm kiếm hình hài thế giới văn minh từ quán cà phê

Thế kỷ 17, các cường quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha lần lượt thành lập bang thuộc địa tại châu Mỹ nhằm thực dân hóa, biến châu Mỹ thành thuộc địa. Thời kỳ đầu, châu Mỹ là xã hội thử nghiệm lý tưởng Khai sáng của châu Âu với hệ tư tưởng chủ nghĩa nhân văn, tự do và dân chủ. Cho đến khi người Anh bành trướng thế lực tại châu Mỹ, họ bộc lộ tham vọng khai thác triệt để nền kinh tế thuộc địa bằng chính sách kiểm soát thương mại, chế độ nô lệ, bóc lột…

Mỹ vốn là vùng đất trước đó không bị áp đặt bởi một định chế xã hội nào, và sau đó được ảnh hưởng tư tưởng khai phóng, tự do. Do đó, chính sách cai trị của Anh đã tạo ra xung đột về quyền con người và quyền dân tộc. Anh quốc cho rằng Mỹ là thuộc địa và được sử dụng để phục vụ cho quyền lợi người Anh. Người Mỹ khẳng định họ xứng đáng được sống với đầy đủ sự tự do và bình đẳng, họ không được tạo ra để phục tùng. Các nhà tư tưởng, triết gia, chính khách,… bắt đầu thúc đẩy tiến trình thiết lập thể chế chính trị và xã hội đạo đức văn minh cho người Mỹ, nước Mỹ.

Kỳ 55: Thomas Jefferson: “Cà phê – thức uống yêu thích của thế giới văn minh!” ảnh 2  

Những nhà lập quốc Benjamin Franklin, Thomas Jefferson, James Madison, George Washington… đẩy mạnh quảng bá tư tưởng tiến bộ của phong trào Khai sáng, đặc biệt là quan điểm “Theo đuổi hạnh phúc bằng cách thực hành lý trí và chân lý”. Benjamin Franklin, George Washington và Thomas Jefferson vốn là thành viên Freemasons – Hội những người hành động vì sự tiến bộ nhân loại, bắt nguồn từ các quán cà phê ở Anh vào đầu thế kỷ 18 - đã ứng dụng thành công của Freemasons trong việc tổ chức các buổi diễn thuyết ở hàng quán cà phê. Từ đây, những tác phẩm khai sáng có ảnh hưởng lớn như “Khế ước xã hội” của Jean-Jacques Rousseau, “Nhận thức luận”, “Con đường của trí tuệ” của John Locke… phổ biến rộng rãi khắp 13 thuộc địa.

Hàng quán cà phê mang dấu ấn lịch sử nước Mỹ như Green Dragon, Union Oyster House, The Crown Coffee House, North-End (Boston), Merchants Coffee House, King's Arms (New York), London Coffee House, Ye Coffee House (Philadelphia)… là trung tâm phong trào Khai sáng Mỹ. Những triết gia, các nhà tư tưởng cách mạng, những con người yêu tự do gặp gỡ thảo luận về công lý và quyền bình đẳng cá nhân, khuyến khích xây dựng chính phủ văn minh với hiến pháp đảm bảo quyền tự do cho mọi công dân.

Kỳ 55: Thomas Jefferson: “Cà phê – thức uống yêu thích của thế giới văn minh!” ảnh 3  

Những học thuyết nền tảng xây dựng xã hội văn minh được thảo luận trong hàng quán cà phê ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng những nhà lập quốc. Benjamin Franklin soạn thảo “Luận án về tự do và sự cần thiết”, John Adams viết “Suy nghĩ về chính phủ”, Thomas Paine viết “Ý thức chung”, “Quyền của con người”, Jonathan Edwards soạn thảo “Tự do ý chí”… làm rõ hơn về thế giới văn minh mà Mỹ khao khát hiện thực hóa. Điều này cuối cùng thúc đẩy cách mạng chính trị ở Mỹ thời kỳ đầu.

Quán cà phê City Tavern lâu đời và nổi tiếng nhất Philadelphia là nơi gắn liền với những sự kiện quan trọng trong lịch sử hình thành nước Mỹ. Năm 1774, Quốc hội Lục địa đầu tiên tổ chức cuộc họp tại City Tavern nhằm chống lại sự áp bức của nước Anh. Tháng 6 năm 1776, Thomas Jefferson cùng với John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert Livingson thảo luận liên tục trong nhiều ngày để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập với thông điệp thể hiện các lý tưởng của Hoa Kỳ “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây là sự kiện mà người Mỹ gọi là định mệnh. Không chỉ một quốc gia mới được sinh ra, mà còn là một xã hội mới theo các nguyên lý cộng hòa đang được hình thành.             

Bên tách cà phê kiến tạo cuộc sống

Khai sinh chính phủ mới, người Mỹ tiếp tục xây dựng khung pháp lý cho những lý tưởng đã được trình bày trong bản Tuyên ngôn Độc lập. Cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, Mỹ trải qua “thời đại cải cách”. Hàng chục nghìn người Mỹ tham các phong trào sáng tạo nhằm nâng cao vị thế chính trị, kinh tế và xã hội Mỹ. Họ nhiệt thành bày tỏ niềm tự hào và lòng yêu nước bằng cách sử dụng và trưng bày những biểu tượng quốc gia như hình ảnh những nhà lập quốc, đại bàng đầu trắng và phổ biến văn hóa cà phê như thức uống đại diện cho tinh thần yêu nước. Mức tiêu thụ cà phê trung bình tăng từ 3 pound mỗi năm lên 5.5 pound trong năm 1850 và 8 pound trong năm 1859.

Kỳ 55: Thomas Jefferson: “Cà phê – thức uống yêu thích của thế giới văn minh!” ảnh 4  

Đặc biệt, để thực sự thoát khỏi lệ thuộc vào Anh, chính phủ mới đẩy mạnh phát triển nền kinh tế. Trong thời kỳ này, cà phê đã được người Mỹ vinh danh là “vua trên bàn ăn”. Hàng quán cà phê tiếp tục đóng vai trò là trung tâm kinh tế và là phòng làm việc của người Mỹ.

Tại phố Wall (New York), một nhóm các thương gia nổi tiếng đã tổ chức các giao dịch tài chính trên tầng hai của quán cà phê Tontine Coffee House. Hoạt động này là tiền thân dẫn đến sự ra đời của Sàn Giao dịch Chứng khoán New York. Quán cà phê Exchange Coffee House (Boston) được xây bằng đá cẩm thạch cao chọc trời, là hiện thân của trí tưởng tượng vượt thường của người Mỹ. Trong 9 năm hoạt động, Exchange Coffee House đóng vai trò là trung tâm tài chính của Boston đồng thời cũng là điểm tổ chức các hội nghị cấp cao của giới chính khách.

Quán cà phê Concert Hall (Boston) là nơi tổ chức nhiều cuộc họp chính thức của Freemasons và Hiệp hội Cincinnati (bao gồm các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị đương thời). Niblo's Garden từ một quán cà phê đã được chuyển đổi thành khu phức hợp giải trí của New York, đây là nơi biểu diễn vở nhạc kịch Broadway đầu tiên ở Mỹ. Đến giữa thế kỷ 19, Niblo's Garden là nhà hát hiện đại bậc nhất New York. Từ những cuộc thảo luận trong hàng quán cà phê, Câu lạc bộ Siêu Hình khai sinh Chủ nghĩa Thực dụng, Câu lạc bộ Triết học St. Louis phát triển Chủ nghĩa Duy tâm của Đức và Chủ nghĩa Siêu việt với trọng tâm là biến suy nghĩ thành hành động.

Kỳ 55: Thomas Jefferson: “Cà phê – thức uống yêu thích của thế giới văn minh!” ảnh 5  

Thế kỷ 19, sự thay đổi lớn về trí tuệ đã đưa Mỹ trở thành quốc gia đi đầu trong các lĩnh vực triết học đạo đức, cải cách giáo dục, khoa học và đáng chú ý nhất là triết học chính trị. Lượng cà phê nhập khẩu vào Mỹ chiếm khoảng một phần ba cà phê trên thế giới vào năm 1876. Châu Âu cũng phải thừa nhận Mỹ là Cộng hòa huyền thoại - Fabled Republic.

Sức ảnh hưởng của cà phê và hàng quán cà phê đã vượt qua một dạng thức uống và không gian đàm thoại, năm 1824, Thomas Jefferson khẳng định: “Cà phê - thức uống yêu thích của thế giới văn minh!”. Trước đó, năm 1721, nhà triết học chính trị Montesquieu cũng nhận định “Cà phê có khả năng làm động não và quán cà phê là không gian đàm luận thức tỉnh những quyền mà nhiều người dân mong muốn”. Rõ ràng, sự xuất hiện của cà phê và hàng quán cà phê mang đến phương thức tư duy và hành động kiến tạo, là khởi nguyên của tiến trình định hình xã hội văn minh.

Kỳ 55: Thomas Jefferson: “Cà phê – thức uống yêu thích của thế giới văn minh!” ảnh 6  

Đón đọc kỳ sau: Cà phê và tinh thần quốc dân Nhật

MỚI - NÓNG