Kình dị loại tôm sống sâu 5000m 'chấp' nước nóng 450 độ

Kình dị loại tôm sống sâu 5000m 'chấp' nước nóng 450 độ
Các nhà khoa học vừa mới tìm thấy một loài tôm sống ở gần miệng núi lửa cực sâu dưới đáy biển Caribe, nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 độ C.

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới. Chúng sống ở độ sâu dưới 5.000m, trong một khe nứt dưới đáy biển nơi có một ngọn núi lửa được biết tới với tên gọi là "Khói đen" vẫn đang phun các dòng nước nóng vào đại dương.

Kình dị loại tôm sống sâu 5000m 'chấp' nước nóng 450 độ ảnh 1 Tôm Rimicaris hybisae sống trong môi trường có nhiệt độ nước cao gấp 4,5 lần nhiệt độ nước sôi mà không bị nấu chín.
Nhưng bất chấp điều kiện khắc nghiệt, những con tôm được đặt tên là Rimicaris hybisae vẫn sống thành từng đàn lên đến 2.000 con/m2 xung quanh miệng núi lửa cao 6m với vô số các lỗ thông hơi.
Kình dị loại tôm sống sâu 5000m 'chấp' nước nóng 450 độ ảnh 2 Hàng ngàn con tôm Rimicaris hybisae bám xung quanh các lỗ thông hơi ở miệng núi lửa "Khói đen".
Các lỗ thông hơi này thường phun các chất lỏng nóng, nhiều đồng vào trong lòng đại dương. Các nhà khoa học không đo được nhiệt độ chính xác ở các lỗ thông hơi, nhưng theo ước tính của họ, nhiệt độ nước ở đây có thể nóng hơn 450 độ C.

Phát hiện trên thuộc về nhóm nghiên cứu địa hóa học Đại dương của Trung tâm Hải dương học Quốc gia ở Southampton trong chuyến thám hiểm diễn ra vào tháng 4/2010.

Theo Theo Daimaily
MỚI - NÓNG