Ngành Tài chính:

Kiên quyết loại những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ

Bộ Tài chính quyết tâm đến 2020 cắt giảm 10% nhân sự
Bộ Tài chính quyết tâm đến 2020 cắt giảm 10% nhân sự
TP - Theo đại diện Bộ Tài chính, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc bộ máy ngành tài chính cồng kềnh, chất lượng chưa đồng đều là do chính thủ trưởng nhiều đơn vị cấp dưới chưa coi trọng công tác cải cách hành chính và chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo phân công. Điều này, ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả “tinh giản” chung của bộ. 

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa IX, tất cả các bộ, cơ quan Trung ương, các đơn vị quản lý hành chính nhà nước phải cắt giảm tối thiểu 10% nhân sự đến năm 2020. Ngày 13/4/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 520 phê duyệt kế hoạch sắp xếp, sáp nhập chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành chi cục thuế khu vực thuộc cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.

Với các cơ quan trong Bộ Tài chính sẽ tinh giản số lượng phòng, số đầu mối, trên cơ sở đó xây dựng lực lượng công chức theo Nghị quyết 27 của T.Ư đảm bảo giảm được số lượng, nâng cao chất lượng và ứng dụng được hiện đại hóa thủ tục hành chính để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước. Trong đó, ngành Thuế đề ra chiến lược trong 3 năm sẽ cắt giảm 340 chi cục thuế trên tổng số 711 chi cục thuế hiện nay. “Kho bạc đến nay đã giảm trên 60 phòng giao dịch. Tới đây sẽ tiếp tục cơ cấu bên trong để đảm bảo hiệu quả tinh giản bộ máy”, ông Tuấn nói.

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước (KBNN), gần 3 năm qua, hệ thống KBNN đã kiện toàn, sắp xếp, cắt giảm được 165 phòng tại KBNN cấp tỉnh và xóa bỏ trên 1.900 đơn vị tổ tại KBNN cấp huyện, cùng với đó là gần 2.500 công chức lãnh đạo cấp tổ không còn giữ chức vụ lãnh đạo; bố trí, sắp xếp 162 công chức lãnh đạo cấp phòng giữ chức vụ thấp hơn hoặc thôi giữ chức vụ lãnh đạo để bố trí công việc khác do sắp xếp tổ chức bộ máy.

KBNN đã thực hiện giảm biên chế đối với những công chức có đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực theo quy định.

So với năm 2015, đến nay biên chế công chức của hệ thống KBNN đã giảm được 843 chỉ tiêu, đạt 53% theo kế hoạch cắt giảm (tối thiểu 10%) chỉ tiêu biên chế được giao tính đến năm 2021, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị.

Theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan (TCHQ), ngành được giao biên chế 10.250 chỉ tiêu công chức hành chính và 282 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp. Từ năm 2012 đến nay, không bổ sung biên chế. Đến nay TCHQ đã giảm được 13 phòng thuộc các Vụ (thực hiện đúng theo tinh thần của T.Ư và Chính phủ là trong Vụ không có phòng) và 37 phòng và tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Tổng cục Hải quan đã tập trung rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của Chi cục Hải quan, kết quả đã cắt giảm được 239 Đội (Tổ) thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương.

Ông Trần Quân, Chánh văn phòng Bộ Tài chính cho biết bộ này hạ quyết tâm tinh giản biên chế theo hướng thực chất, đúng yêu cầu Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Đồng thời, tổ chức, sắp xếp, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, điều hành.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm nay, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).