Không nên biến di sản thành sản phẩm để bán

Không nên biến di sản thành sản phẩm để bán
TP - Bảo tồn tính cộng đồng đặc sắc của Hội Gióng là vấn đề được quan tâm nhất trong cuộc họp báo chiều 30-11 tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nhân Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc được UNESCO vinh danh.
Ông Hiệu Cờ phất cờ biểu tượng cho trận đánh với rất nhiều hoa giấy mà người địa phương quan niệm là lộc Thánh ban, nhiều điều linh thiêng. Ảnh: Nguyễn Văn Huy
Ông Hiệu Cờ phất cờ biểu tượng cho trận đánh với rất nhiều hoa giấy mà người địa phương quan niệm là lộc Thánh ban, nhiều điều linh thiêng. Ảnh: Nguyễn Văn Huy.

Kể từ ngày 17-11-2010, Hội Gióng chính thức ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, và là di sản thứ tư của Việt Nam được vinh danh, sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng và Quan họ Bắc Ninh.

Điều mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đó là du lịch hóa Hội Gióng. Bà Lê Thị Minh Lý, Cục phó Cục Di sản Văn hóa chia sẻ: “Người đi lễ hội cần có nhận thức đầy đủ. Khi đó, họ sẽ tôn trọng người thực hành lễ hội, không vì nhiệt tình quá mà phá vỡ không gian thực hành lễ hội. Mặt khác cần làm cho cộng đồng cư dân đang thực hành lễ hội hiểu rằng, không nên biến di sản thành sản phẩm để bán, hay kéo theo một loạt dịch vụ không ăn nhập với không gian lễ hội”.

Hội Gióng là một trong số ít hội giữ được tính cộng đồng đặc sắc, ít chịu sự can thiệp của các cơ quan quản lí. Một trong những điều kiện để UNESCO công nhận Hội Gióng, đó là cam kết của cộng đồng và quốc gia về bảo tồn và phát huy di sản.

Chính vì thế, đại diện của Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đều khẳng định: Để cộng đồng thảo luận và tự quyết định cách thực hành hội. Phần tiền nhà nước đầu tư vào đâu cũng nên được cân nhắc, tránh làm hỏng di sản.

Thực tế, có nhiều gia đình chi đến 40 triệu đồng để thưởng thức Hội Gióng, họ không chờ đợi tiền hỗ trợ. Ngoài ra, Hội Gióng tuy là Di sản Văn hóa Phi vật thể, nhưng nằm trong không gian di sản vật thể cần được bảo tồn thận trọng: Giếng Mẫu, miếu Ban làng Đổng Viên cùng nhiều di tích liên quan đến Thánh Gióng ở các làng thuộc thành phố Hà Nội.

Được đốt hàng mã ở Hội Gióng?

TS. Lê Thị Minh Lý cho rằng, đốt mã vốn là truyền thống văn hóa. Tương tự như thắp hương, đó là hành động gửi gắm mong muốn đến thế giới bên kia. Vì vậy không nên cấm đốt mã ở đây. Không cấm, mà chỉ giáo dục nhận thức của người thực hành lễ hội, đốt liều lượng thế nào, ở đâu và thời điểm nào thì thích hợp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.