Không giám sát, phản biện kiểu phong trào

Không giám sát, phản biện kiểu phong trào
TPO-Trao đổi với báo chí ngày 7-12, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Uỷ ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim nói, phản biện, giám sát là nhiệm vụ rất quan trọng của Mặt trận, phải có cơ chế cụ thể.

Ông Vũ Trọng Kim nói: Quy chế về giám sát, phản biện của Mặt trận và các Đoàn thể chính trị - xã hội (dự kiến ban hành trong tháng này) sẽ góp phần chuyển tải tốt hơn ý kiến của nhân dân đến Đảng, Nhà nước. Ý kiến của nhân dân đã được lắng nghe, phải có hồi âm và được giải quyết.

Ông Vũ Trọng Kim
Ông Vũ Trọng Kim.

Thưa ông, quy chế sắp ban hành về giám sát, phản biện của Mặt trận và các Đoàn thể chính trị - xã hội có gì mới?

Trước mắt, phải có một ban chỉ đạo do Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc phụ trách, thành viên là các đoàn thể chính trị - xã hội. Cần xây dựng chương trình cụ thể để thực hiện. Mặt trận sẽ tạo điều kiện tốt để các Hội đồng tư vấn hoạt động hiệu quả nhất. Vai trò đó sẽ được ghi rõ trong quy chế mới.

Quy chế về giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội là cơ sở để các Hội đồng tư vấn có điều kiện làm tốt vai trò của mình trước dân trong việc giám sát, phản biện đối với việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cơ sở, với nhân dân.

Các hội đồng này cũng đồng thời đại diện, nhằm đảm bảo tốt hơn các cho quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân.

 Mình phải yêu cầu các cơ quan kia phải làm sao không độc quyền và vì sao không minh bạch, không công khai và sao lại không giải trình? Nếu không làm rõ ba điều đó, có nghĩa là còn tham nhũng nhiều Ông Vũ Trọng Kim

Trong năm 2013, cần tập trung vào việc sửa Luật đất đai, bởi không chỉ là vấn đề xây dựng luật mà liên quan cả vấn đề sửa chữa tồn tại, khiếm khuyết của cơ chế, chính sách mà nhân dân đang rất bức xúc, cần giải quyết.

Thứ hai, sửa đổi Hiến pháp cũng đặt ra vấn đề về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta phải làm gì, làm như thế nào để đảm bảo quyền, nghĩa vụ đó của công dân. Chúng tôi sẽ đi sâu vào cả hai vấn đề này.

Thứ ba, Luật Mặt trận phải được cụ thể hóa: Chúng ta vẫn nói đến dân chủ và dân chủ, vậy thì bây giờ điều đó phải được thể hiện như thế nào? Tiếng nói của nhân dân phải được tiếp thu như thế nào?

Nếu tiếng nói của nhân dân giữa trời, đất thế này mà không được tiếp thu, không được chú ý thì những chủ trương, chính sách sẽ khó phản ánh đúng nguyện vọng nhân dân. Như vậy, sẽ rất khó để tạo nên sức mạnh tổng hợp của đại đoàn kết dân tộc.

Giám sát, phản biện, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng. Phải làm gì để ý kiến đó được lắng nghe và có kết quả?

Các Hội đồng tư vấn của Mặt trận là nơi hội tụ trí tuệ, đại diện tiếng nói, ý chí của nhân dân. Cần phát huy được nội lực là tinh thần của nhân dân trong việc tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, thu thập càng nhiều ý kiến nhân dân càng tốt.

Tuy nhiên, các ý kiến đó phải đến được với Đảng, Nhà nước và đồng thời Đảng, Nhà nước cũng phải tiếp thu được những ý kiến đóng góp đó. Nếu thực hiện tốt cơ chế đó, sẽ tạo được sự đồng thuận trong xã hội, như Bác nói “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết/Thành công thành công đại thành công”.

Trong mỗi thời điểm, sẽ tập trung vào những vấn đề thật cụ thể là gì, chứ không phải nêu ra những ý kiến riêng lẻ. Ý kiến, nguyện vọng đó phải được tập hợp thành chủ đề, trọng tâm để chuyển tải tới Đảng, Chính phủ, Quốc hội một cách khoa học.

Nếu chỉ lượm lặt những ý kiến riêng lẻ đưa lên, không là gì cả. Vấn đề quan trọng, phải biết chọn lựa và trung thành với ý kiến của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc sẽ chủ động đặt hàng các chuyên đề cụ thể từ bảy Hội đồng tư vấn chuyên môn của mình, khắc phục cách làm phân tán như trước đây.

Phản hồi ý kiến của dân

Thời gian qua, nhân dân phản ánh tới Mặt trận nhiều vấn đề quan trọng, góp phần vào việc xây dựng, phát triển đất nước. Ông nhận thấy nhân dân đang trông đợi điều gì nhất?

Nhân dân luôn mong muốn tiếng nói của mình được Mặt trận lắng nghe, được chuyển tải đầy đủ đến cơ quan Đảng, Nhà nước có trách nhiệm giải quyết. Điều quan trọng hơn, khi ý kiến của nhân dân đã được lắng nghe, phải có hồi âm và được giải quyết. Đó cũng là điều mà người dân đang yêu cầu ở Mặt trận. Hồi âm là việc đó đúng hay chưa đúng, nếu đúng rồi thì phải sửa chữa, khắc phục ra sao.

Nhân dân đang mong muốn như thế, cho nên Mặt trận, các Hội đồng tư vấn phải nói được tiếng nói nhân dân: Tiếng nói nào ủng hộ Đảng, Nhà nước, tiếng nói nào nhân dân chưa thực sự ủng hộ điểm đó, chính sách đó, chúng ta cần nói thẳng ra.

Cuối cùng là phản hồi ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với ý nguyện nhân dân. Nếu không làm tốt điều đó, sẽ là rất lãng phí thời gian, công sức của nhân dân.

Trong quy chế có đặt ra trách nhiệm về việc phản hồi của các cấp chính quyền đối với ý kiến, kiến nghị của nhân dân?

Quy chế quy định thời điểm cụ thể: Ví dụ, sau khi nhận được ý kiến của Mặt trận, đoàn thể nhân dân, trong vòng bảy ngày, phải phản hồi đã nhận được kiến nghị đó. Chậm nhất, sau 60 ngày phải trả lời ý kiến của nhân dân. Trường hợp Mặt trận chưa đồng ý với trả lời, sẽ kiến nghị tiếp. Nói chung, đó là một quy trình rất chặt chẽ.

Lần này, chúng ta chọn những vấn đề thật cụ thể, không nói chung chung nữa. Những vấn đề đó, hội nghị bàn tròn các Hội đồng tư vấn sẽ xác định. Ngoài ra, sẽ có bộ phận chuyên trách thực hiện việc giám sát, phản biện. Chúng ta sẽ đi đến tận nơi, giám sát tại chỗ, có báo cáo kết quả cụ thể.

Nhân dân đang rất quan tâm công tác chống tham nhũng, tiêu cực. Nhiều ý kiến cho rằng, Mặt trặn cần vào cuộc mạnh mẽ, đeo đuổi đến cùng để có kết quả như vụ việc ở Tiên Lãng, vụ Ba Sương vừa qua?

Chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, cấp bách của Đảng, Nhà nước. Đây cũng là yêu cầu rất lớn của nhân dân. Cho nên chúng ta vừa phải chống nhưng cũng phải có cách phòng ngừa.

Thế giới đã tổng kết rồi, có ba yếu tố dẫn đến tham nhũng: Thứ nhất, nếu còn để độc quyền ngành nào đó; thứ hai, nếu không chịu minh bạch, công khai hoạt động; thứ ba là không chịu giải trình một cách đầy đủ - thì đó là cái túi để mà xuất hiện tất cả những chuyện về tham nhũng.

Mình phải yêu cầu các cơ quan kia phải làm sao không độc quyền và vì sao không minh bạch, không công khai và sao lại không giải trình? Nếu không làm rõ ba điều đó, có nghĩa là còn tham nhũng nhiều. Nhưng chúng ta có niềm tin, khi vai trò giám sát được tăng cường, khi những việc đó được làm tố, chống tham nhũng sẽ có kết quả.

Cảm ơn ông!

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.