Khoai tây Trung Quốc khoác 'áo' Đà Lạt

Khoai tây Trung Quốc khoác 'áo' Đà Lạt
TP - Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Đà Lạt do Phó Chủ tịch UBND Tôn Thiện San tiến hành kiểm tra tại Chợ Nông sản Đà Lạt (đường Tự Phước, phường 11). Theo thành viên của đoàn, có 56 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về chợ vào cuối tháng 10 vừa qua.
Khoai tây Trung Quốc được mông má tại Chợ Nông sản Đà Lạt
Khoai tây Trung Quốc được mông má tại Chợ Nông sản Đà Lạt .

Điều đáng nói số khoai tây này do một công ty ở TP HCM nhập nhưng lại đưa lên Đà Lạt để thay áo, sau đó chuyển ngược về TP HCM, Nha Trang và một số tỉnh khác để tiêu thụ.

Việc thay áo phải qua nhiều công đoạn: Những bao đất nâu đỏ của Đà Lạt được chở đến chợ rồi trải ra phơi nắng cho ráo nước, sau đó tán mịn thành bột. Rửa cho sạch lớp đất đen bên ngoài củ khoai Trung Quốc rồi cho lăn qua đất bột màu nâu đỏ này. Đất Đà Lạt sẽ bám xung quanh khiến củ khoai Trung Quốc trông mịn màng, đẹp mắt. Sau khi được mông má, khoai Trung Quốc rất giống khoai Đà Lạt nên người tiêu dùng khó phân biệt.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Lâm Đồng nhận định việc thay áo cho khoai tây Trung Quốc là hành vi gian dối đánh lừa người tiêu dùng, thường xảy ra vào thời điểm giá hai loại khoai có sự chênh lệch quá lớn như hiện nay (một kg khoai tây Đà Lạt có giá hơn 32 ngàn đồng, trong khi khoai Trung Quốc chỉ khoảng 15 ngàn đồng - PV). Sở dĩ giá khoai tây Đà Lạt cao vì đang là thời điểm trái vụ, sản lượng thấp.

Trước mắt người tiêu thụ nên chú ý phân biệt để tránh bị lừa: Khoai Đà Lạt tương đối tròn, vỏ khá mỏng nên dễ bị trầy xước, kích cỡ củ không đều nhưng chất lượng cao: bùi, có vị ngọt vì nhiều tinh bột.

Khoai tây Trung Quốc thường có hình ô van, vỏ dày nên ít bị trầy xước, kích cỡ củ rất đều, có khả năng đã xử lý qua một lớp hóa chất chống mọc mầm nên có thể bảo quản trong thời gian dài nhưng ăn hơi sượng và nhạt.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.