Khoai tây bổ nhưng sẽ thành 'thuốc độc' nếu ăn theo kiểu này

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Mặc dù khoai tây được xếp vào danh sách một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất hành tinh, nhưng nếu ăn sai cách nó có thể gây hại cho cơ thể.
Khoai tây là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, khoai tây rất giàu protein và chứa các axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được như lysine, methionine, threonin, tryptophan, đóng vai trò quan trọng cho quá trình tăng trưởng của trẻ em. Bên cạnh đó, khoai tây còn chứa một lượng lớn vitamin C và B6, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giải trừ độc tố, bảo vệ sức khỏe tim mạch và duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Không chỉ vậy, khoai tây còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như kali, sắt, canxi, magie,... giúp ngăn ngừa thiếu máu, giảm căng thẳng và nguy cơ đột quỵ ở người trưởng thành. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng giảm béo và rất tốt trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tính, ho, sốt eczema và đặc tính chữa lành da. Mặc dù là một loại củ giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng.
Khoai tây bổ nhưng sẽ thành 'thuốc độc' nếu ăn theo kiểu này ảnh 1 Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi. Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ mang thaiKhoai tây được coi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất phong phú, giàu protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết. Chất kết dính protein có trong protein của khoai tây còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hàm lượng vitamin B có trong khoai tây cũng khá cao. Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi. Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi. Vì thế, tốt hơn phụ nữ mang thai nên ăn khoai tây điều độ. Một số thai phụ nghiện món khoai tây chiên. Mặc dù khoai tây chiên đã được xử lý ở nhiệt độ cao song các solanin chỉ có thể giảm ở mức độ nào đó. Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều.
Khoai tây bổ nhưng sẽ thành 'thuốc độc' nếu ăn theo kiểu này ảnh 2 Sau khi ăn khoai tây mọc mầm, nếu ăn với hàm lượng ít, bạn có thể gặp phải những vấn đề nhẹ về đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Trong trường hợp nặng, bạn có thể bị mê sảng, sốt theo cơn, ảo giác, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm... Ảnh minh họa: Internet
Người mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra. Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây. Người bị dị ứng khoai tây

Trong một số trường hợp, ăn khoai tây có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu,... Vì vậy, nếu bị dị ứng với khoai tây, bạn tốt nhất không nên ăn.

Những sai lầm 'hạ độc' cơ thể khi ăn khoai tâyĂn khoai tây mọc mầm Để chống lại nấm và sâu bệnh, khoai tây sẽ tự tạo ra chất chống diệt trùng và chống nấm tự nhiên là solanine và chaconine. Ở điều kiện bình thường, 100g khoai tây có chứa 10mg chất solanine và chaconine, không thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng những chất này sẽ tăng cao, có thể gây ngộ độc khi ăn phải. Sau khi ăn khoai tây mọc mầm, nếu ăn với hàm lượng ít, bạn có thể gặp phải những vấn đề nhẹ về đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Trong trường hợp nặng, bạn có thể bị mê sảng, sốt theo cơn, ảo giác, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm,...
Khoai tây bổ nhưng sẽ thành 'thuốc độc' nếu ăn theo kiểu này ảnh 3 Khoai tây có vỏ màu xanh là do chúng đã tiếp xúc với ánh mặt trời rất nhiều, vì vậy mà chúng chứa nhiều chất diệp lục. Chất diệp lục là một chất vô hại nhưng ở trong khoai tây, nó lại sản sinh ra một chất khác là glycoalkaloid (hay còn gọi là solanine) – một chất giúp bảo vệ củ khoai khỏi nấm, vi trùng, sâu bệnh và động vật ăn vỏ. Cho nên, ăn khoai tây có vỏ màu xanh có thể khiến người ăn bị ngộ độc, gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa và hệ thần kinh. Ảnh minh họa: Internet
Ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh
Khoai tây có vỏ màu xanh là do chúng đã tiếp xúc với ánh mặt trời rất nhiều, vì vậy mà chúng chứa nhiều chất diệp lục. Chất diệp lục là một chất vô hại nhưng ở trong khoai tây, nó lại sản sinh ra một chất khác là glycoalkaloid (hay còn gọi là solanine) – một chất giúp bảo vệ củ khoai khỏi nấm, vi trùng, sâu bệnh và động vật ăn vỏ. Cho nên, ăn khoai tây có vỏ màu xanh có thể khiến người ăn bị ngộ độc, gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa và hệ thần kinh. Ăn khoai tây được bảo quản trong tủ lạnh Không ít người thường bảo quản khoai tây trong tủ lạnh, tuy nhiên đây là một thói quen sai lầm. Nguyên nhân là do khi được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ được chuyển thành đường, mất đi độ ngon ban đầu và không còn giữ được những dưỡng chất một cách trọn vẹn. Để bảo quản khoai tây, tốt nhất bạn nên để cất giữ khoai tây ở nơi khô và tối như gầm tủ bếp, tầng hầm, tránh xa ánh sáng và độ ẩm. Ngoài ra, bạn cũng không nên rửa khoai trước khi bảo quản hay đặt chúng ở gần trái cây như lê, chuối, táo vì những loại quả này thường tiết ra chất ethylene, khiến khoai tây nảy mầm sớm hơn.
MỚI - NÓNG