Khoa Y Tân Tạo tiên phong giảng dạy trực tuyến tại bệnh viện theo tiêu chuẩn USA

GS Thạch Nguyễn cùng GS Kenneth Rosenfield, khoa Y - ĐH Harvard, Chủ tịch Hội tim mạch can thiệp Mỹ đang thảo luận với sinh viên khoa Y ĐH Tân Tạo
GS Thạch Nguyễn cùng GS Kenneth Rosenfield, khoa Y - ĐH Harvard, Chủ tịch Hội tim mạch can thiệp Mỹ đang thảo luận với sinh viên khoa Y ĐH Tân Tạo
Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Khoa Y Đại Học Tân Tạo đã chuyển toàn bộ chương trình học sang hình thức giảng dạy trực tuyến. Ngoài những giảng viên cơ hữu, các bác sĩ hướng dẫn lâm sàng, sinh viên khoa Y còn được hướng dẫn bởi các Giáo sư nổi tiếng trên toàn thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ tham gia vào quá trình học online.

Phương pháp học Bedside Teaching của các Trường Y trên thế giới đã được áp dụng tại Khoa Y TTU, tuy nhiên sinh viên vẫn chưa thể thực hành tại bệnh viện trong thời gian này. Để linh động hơn và đảm bảo cho phương pháp học hiệu quả, nhà trường đã sắp xếp cho các em học và biện luận những ca lâm sàng tại các bệnh viện Việt Nam.

Theo đó, sinh viên sẽ có nhiều cách tiếp cận, góc nhìn về bệnh học từ các giáo sư hàng đầu. Tiêu biểu là GS Peter Singer - nguyên Chủ tịch của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ sẽ giảng dạy, thảo luận ca lâm sàng với sinh viên Khoa Y vào mỗi sáng thứ tư hàng tuần; GS Rosenfeild, Đại học Harvard, hướng dẫn và cập nhật thông tin mới nhất về thuyên tắc phổi; PGS Ann Nguyen – Trường Y Khoa, Đại học Chicago; Dr Quoc Bui - Khoa Nghiên Cứu Tim Mạch Bệnh viện Methodist …

Để hình thức thảo luận ca lâm sàng hiệu quả nhất, sinh viên được chia thành mỗi nhóm nhỏ thảo luận cùng với các bác sĩ nước ngoài. Điều đó vừa giúp các em học mà còn nâng cao khả năng tiếng Anh hiện tại. Thay vào đó, nhờ các ứng dụng công nghệ, sinh viên khoa Y sẽ không bị chậm trễ việc học, hơn thế, còn thích ứng mạnh mẽ hơn trước khi có đại dịch Covid-19 xảy ra.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.