Khó khăn xác nhận thực trạng nhà ở khi mua nhà ở xã hội

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dù người dân đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội nhưng khi đi làm thủ tục để hoàn thiện hồ sơ mua nhà lại gặp phải khó khăn khi không được nơi thường trú xác nhận thực trạng nhà ở.

Người mua nhà ở xã hội thường gặp khó khăn khi đến UBND xã/phường để xác nhận thực trạng nhà ở, nhất là trong trường hợp chưa có nhà hoặc có nhà nhưng chưa đủ diện tích theo quy định.

Trước đây, theo Luật Nhà ở 2014, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội yêu cầu phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này. Điều này đã gây khó khăn cho nhiều lao động nhập cư không thể có giấy tờ hợp lệ. Tuy nhiên, hiện tại, điều kiện này đã được bãi bỏ, giúp giảm bớt gánh nặng cho người mua.

Khó khăn xác nhận thực trạng nhà ở khi mua nhà ở xã hội ảnh 1

Dự án NƠXH Evergreen Tràng (Hải Phòng).

Mặc dù có sự thay đổi tích cực, nhưng quy trình xác nhận thực trạng nhà ở vẫn còn nhiều vấn đề. Người mua vẫn cần có giấy xác nhận từ UBND cấp xã/phường về việc chưa sở hữu nhà, và các cơ quan thường gặp khó khăn trong việc cung cấp giấy tờ này.

Cụ thể, UBND phường/xã không thể xác định được người xin mua NƠXH có sở hữu nhà ở khác ngoài địa bàn mình hay không; hoặc người mua chưa có nhà nhưng ở cùng bố mẹ có nhà tức hộ gia đình đã có nhà nên không thể xác nhận cho cá nhân chưa có nhà.

Nhiều trường hợp cho thấy người dân đã phải chờ đợi nhiều năm mà vẫn không hoàn thành thủ tục, nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện quy định trong việc xác minh thu nhập và tình trạng sở hữu nhà.

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) chia sẻ, vướng mắc nhiều nhất liên quan đến xác nhận nhà đất tại nơi cư trú, cụ thể là xác nhận của UBND cấp xã cho người dân về việc chưa có nhà ở đây hoặc có nhà chưa nhà đủ diện tích theo quy định.

Khi người dân đến xác nhận, UBND xã trao đổi chỉ quản lý cư trú, không quản lý được ngoài nhà mà người dân đang đăng ký thường trú, tạm trú thì còn có nhà nào khác hay không do đó không thể xác nhận tình trạng sở hữu nhà ở được.

Khó khăn xác nhận thực trạng nhà ở khi mua nhà ở xã hội ảnh 2

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định UBND cấp xã không phải cơ quan quản lý đất đai. UBND cấp xã cũng không có đầy đủ dữ liệu về đất đai. Thực tế không phải tất cả hồ sơ nhà đất đều quản lý ở cấp xã. Ngoài cấp xã, hồ sơ đất đai có thể nộp trực tiếp ở cấp huyện do đó không thể xác nhận người này có bao nhiêu nhà để đủ điều kiện mua NOXH hay không.

Đến nay, Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xác nhận NOXH đã được thay thế bằng Điều 29 Nghị định 100/2024 NĐ-CP đã khắc phục được một phần vấn đề, đó là xác nhận người cần mua NOXH đã được chuyển lên cơ quan cấp huyện, đúng chức năng cơ quan quản lý đất đai. "Nếu người này có nhà rồi, xã có trách nhiệm xác minh bình quân đầu người bao nhiêu trên 1m2", luật sư Vũ nói.

Theo Luật sư Hoàng Tuấn Vũ, hiện vẫn đang có 2 vấn đề vướng mắc: Thứ nhất, người dân vẫn phải làm thủ tục lên tỉnh, huyện để xác nhận chưa có nhà, hoặc có nhà chưa vượt quá bình quân tối đa. Do đó, vẫn là thủ tục hành chính vẫn gặp phiền hà về thời gian.

Để giải quyết triệt để vấn đề này, luật sư Vũ đề xuất xây dựng hệ thống định danh điện tử về đất đai, gắn với hệ thống định danh điện tử cá nhân. 2 hệ thống này cần kết nối, chia sẻ với nhau. Khi đó thì có thể tích hợp toàn bộ thông tin vào thẻ căn cước công dân, quét ra toàn bộ có bao nhiêu nhà, bao nhiêu đất.

Khi có hệ thống tích hợp giữa định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu bất động sản, không chỉ giúp xác nhận thủ tục nhanh chóng mà còn giúp công tác quản lý nhà nước minh bạch, thị trường bất động sản minh bạch. "Tôi tin sẽ làm được, đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu các hệ thống chia sẻ dữ liệu với nhau", luật sư nói.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.