Dù bất kì lí do nào thì việc sếp đột ngột ra đi cũng gây ra một tác động lớn đến toàn bộ nhân viên. Bạn sẽ làm gì nếu sếp nói lời tạm biệt?
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn vượt qua tình trạng này một cách tốt nhất.
- Hỗ trợ sếp
Quyết định rời bỏ công việc là không bao giờ dễ dàng, ngay cả đối với các ông chủ, do đó, nếu có thể hãy hỗ trợ sếp việc gì cần thiết như tập hơn tư liệu bàn giao công việc, bàn giao tài sản cho công ty… và động viên, khuyến khích sếp để họ có tâm trạng thoải mái, không bị khó chịu bởi những ánh mắt dò xét hay lời bàn tán của mọi người xung quanh. Bạn nên tránh tham gia vào những cuộc chuyện trò, đồn đoán về lý do sếp ra đi.
Lynne Sarikas, giám đốc trung tâm nghề nghiệp Quản trị Kinh doanh tại Đại học Northeastern ở Boston, cho rằng bạn nên cám ơn sếp về những trợ giúp trong công việc và cho họ biết bạn đã đánh giá cao tất cả những gì mà ông dạy bạn ngay cả khi bạn không hoàn toàn thoải mái. Sarikas nói: "Nếu bạn có thể giữ được mối quan hệ tốt đẹp với sếp cũ, họ có thể là một trong những người bạn cần tư vấn vào một ngày không xa".
- Hiểu được thực chất của vấn đề
Nếu sếp của bạn thông báo ông ta sẽ ra đi để tìm cơ hội khác, khi đó, bạn có quyền đặt câu hỏi tại sao? Liệu đó là quyết định cá nhân, sếp ra đi để tìm cơ hội thăng tiến mới, hay bởi vì ông biết hoặc nghi ngờ tình hình kinh doanh của công ty không khả quan. Sếp tự ra đi hay bị sa thải…
Mary Hladio – người sáng lập và là chủ tịch tập đoàn tư vấn Ember Carries Leadership Group, gợi ý bạn nên tiến hành tìm hiểu thực chất của sự việc, nhất là khi bạn đang có ý định thay thế vào cái ghế sếp đang bỏ trống. “Nếu việc lãnh đạo ra đi cùng với đợt cắt giảm nhân sự, hạn chế chi tiêu ngân sách của công ty thì đây là dấu hiệu bạn nên để ý và không thể bỏ qua”.
- Tìm cơ hội lãnh đạo
Đa số các sếp nghỉ việc thường là việc bất ngờ, không phải lúc nào cũng có ngay một chiến lược kế tiếp. Lúc đó, có thể có gánh nặng cho người ở lại khi phải trải qua quá trình chờ đợi, làm quen với người người mới. Hãy sử dụng cơ hội này để chứng minh khả năng lãnh đạo của mình, bất kể là thành hay không, bạn cũng nên thể hiện mong muốn được làm sếp.
Tốt nhất là nên gặp người quản lý để chia sẻ về chiến thuật cơ cấu lại đội ngủ và tranh thủ thời gian này để chứng tỏ khả năng của mình nếu bạn có tham vọng được ngồi vào vị trí sếp đang trống ấy.
- Cân nhắc về vị sếp mới
Điều gì sẽ xảy ra nếu lý do bạn nhận công việc hiện tại chỉ vì bạn ngưỡng mộ, khâm phục vị sếp đang sắp rời khỏi công ty này. Tuy nhiên, cũng không thể vì sếp nghỉ mà bạn nghỉ theo trong khi bạn đang rất hài lòng với công việc hiện tại của mình. Điều quan trọng là bạn cần giữ mối quan hệ tốt với sếp. Renee Weismen - chủ tịch một tập đoàn tư vấn lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, sếp có thể đưa đến cho bạn những cơ hội việc làm mới tốt hơn. Hãy để sếp biết bạn luôn hứng thú, quan tâm đến những điều sếp nói.
Hải Như
Theo CareerBuilder/Infonet