Khi Đức không phải cỗ xe tăng

Khi Đức không phải cỗ xe tăng
TP - Nhớ lần CLB Eintracht Frankfurt của Đức sang Việt Nam du đấu, tôi có hỏi ông Thomas Prockl, Phó chủ tịch CLB này rằng: “Ở Đức, các ông có gọi ĐTQG của mình là Cỗ xe tăng không?”.

> Hất đổ 'xe tăng' Đức, Italia vào chung kết

Thomas khi đó cười rất tươi và trả lời: “Ồ! đây là lần đầu tiên tôi được nghe về cái biệt danh này. Và có lẽ chỉ ở Việt Nam, các bạn mới gọi ĐT Đức là cỗ xe tăng!”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Hóa ra biệt danh cỗ xe tăng Đức từ trước đến nay chỉ xuất hiện ở Việt Nam, do người Việt Nam cảm nhận và đặt ra. Nó có từ khi nào, được gọi lần đầu tiên ở đâu… thật khó để xác định.

Tuy nhiên, Thomas có thể phủ nhận cái biệt danh ấy song thực tế không thể phủ nhận, Đức đã từng chơi bóng như một chiếc xe tăng lầm lì, chắc nịch và hơn tất cả, Đức là đội bóng mang bản lĩnh sa trường.

2. Euro 1996 là giải đấu Matthias Sammer tỏa sáng và cùng Đức đăng quang châu Âu. Đó cũng là giải đấu cuối cùng người ta còn nhìn thấy trong lối chơi của Đức tồn tại một libero thực thụ - vị trí mà người Đức sáng tạo ra cho kho tàng chiến thuật bóng đá thế giới và cũng đã giúp Đức từng thống trị cả làng túc cầu trong nhiều năm.

Bóng đá Đức sau này không thể/khó có thể sản sinh ra một libero trứ danh nào nữa vì những phát triển tất yếu của lịch sử đã làm cho vị trí này trở thành lỗi thời.

Người Đức buộc phải làm cách mạng, họ quyết tâm vứt bỏ cái vỏ xù xì, chậm chạp và lạnh toát của một cỗ xe tăng để biến mình thành một chiếc Limousine đúng hiệu, lịch lãm, hào hoa và quý phái.

Nhưng đằng đẵng hơn một thập kỷ qua kể từ ngày libero “tuyệt chủng”, Đức chỉ là những kẻ thất bại vĩ đại khi luôn gục ngã ở cửa thiên đường.

Vì sao vậy? Xin thưa, vì Limousine đúng là điệu đà, là lác mắt những người nhìn nó vụt qua song Limousine không phải là dòng xe dùng để chiến đấu ở mọi địa hình.

Theo một thống kê, từ năm 2006 đến nay, người Đức chỉ một lần duy nhất vượt qua được đối thủ khi bị dẫn trước (Đó là Thổ Nhĩ Kỳ ở bán kết Euro 2008) trong một giải đấu lớn.

Một điều khác hoàn toàn so với Đức trước kia khi còn là những cỗ xe tăng. Nó cũng cho thấy, bóng đá Đức đã đánh mất đi bản lĩnh vốn có của mình.

3. Trong bài viết Họa không điểm yếu đăng ở mục này (số 176 ngày 24-6) tôi có nói rất kỹ về cái “họa” của ĐT Đức – Họa không có điểm yếu trong lối chơi.

Xin nhắc lại, lời nhận xét ấy là của HLV Tây Ban Nha, Del Bosque mà như phân tích, đó chỉ là đòn tâm lý khiến cho cầu thủ Đức có thể ngủ mơ trên 9 tầng mây và rồi không sao chạm được mặt đất nữa. Nay thì “họa” đã thành hiện thực.

Cái “chết” của người Đức rút cuộc vẫn là vàng không chịu nổi sức lửa, là đội bóng không có đủ bản lĩnh vượt qua những thời điểm khó khăn thử thách do đã ngủ êm trên con đường trải đầy hoa trước đó.

Rất nhiều người đã đem lòng si mê ĐT Đức dưới thời Joachim Loew. Nhưng không ít người hoài niệm, họ thà cứng nhắc chấp nhận tình yêu của mình là một sự khô khan, thực dụng mà luôn đầy bản lĩnh và chiến thắng thuở nào còn hơn là một chàng lãng tử đa tình mà yếu đuối như Đức bây giờ!

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.