Khát vọng nâng tầm cà phê Việt với mô hình canh tác hữu cơ

0:00 / 0:00
0:00
Mới đây, Công ty CP Fine Robusta Việt Nam (Firo) đã khởi công trồng 30ha giống cà phê TR4 theo mô hình canh tác hữu cơ cảnh quan tại khu vực Đồi 900 (xã Dliê Ya, huyện Krông Năng). Cà phê được trồng dưới tán cây mắc ca dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ sinh học triệt để do Firo Biotechnology thiết kế.

Ông Nguyễn Thành Tài - Tổng Giám đốc Firo cho biết, chúng tôi trồng cây gây rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bằng cách trồng mô hình cà phê hữu cơ cảnh quan. Mô hình này có 3 tầng thực vật, tầng tạo tán che bóng là cây lâm nghiệp, tầng giữa là cây cà phê, tầng dưới là thảm thực vật thân thảo.

Khát vọng nâng tầm cà phê Việt với mô hình canh tác hữu cơ ảnh 1
Công ty CP Fine Robusta Việt Nam trồng giống cà phê TR4 tại Đồi 900

“Mấu chốt của cà phê hữu cơ là không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hay những kim loại nặng. FiRo đang trở thành thương hiệu tiên phong tại Việt Nam áp dụng hoàn toàn công nghệ sinh học từ dùng vi sinh chuyên dụng cải tạo đất, phân hữu cơ vi sinh, các loại vi sinh bón lá, bón rễ cùng với các loại vi sinh đối kháng các loại côn trùng gây hại,…Một giải pháp an toàn, bền vững cho người canh tác, cây cà phê và môi trường sinh thái”, ông Tài nói thêm.

Khát vọng nâng tầm cà phê Việt với mô hình canh tác hữu cơ ảnh 2
Ông Nguyễn Thành Tài - Tổng Giám đốc Fine Robusta Việt Nam

Cũng theo ông Tài, với mong muốn Việt Nam có thể đi đầu trong việc sản xuất những loại cà phê hảo hạng cho thị trường trong nước và quốc tế, Firo xây dựng hơn 2ha nhà máy hiện đại với toàn bộ quy trình sản xuất tự động, cung cấp sản phẩm với số lượng lớn và ổn định. Ngoài ra, công ty còn tổ chức tour tham quan các hệ thống, thưởng thức sản phẩm Robusta cho du khách trực tiếp tại nhà máy.

Fine Robusta Việt Nam cung cấp các sản phẩm như cà phê nhân xanh, cà phê rang, xay, cà phê hoà tan sấy lạnh thăng hoa,... Nhà máy được thiết kế theo tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP, GMP,... đáp ứng tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, còn là nhà máy “xanh” khi áp dụng phương pháp “zero waste” tái chế toàn bộ chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo cho quá trình hoạt động tạo ra những sản phẩm cà phê có ý nghĩa với môi trường và xã hội.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.