Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị

TPO - Công trình đảm bảo chức năng một nhà văn hóa thôn kiên cố, khi có lũ lớn, nơi đây sẽ trở thành "pháo đài" bảo vệ người dân. Nhà văn hoá kiêm nhà tránh lũ là kết quả hợp tác nhuần nhuyễn, hiệu quả, tiết kiệm giữa nhà tài trợ, cơ quan truyền thông, chính quyền và nhân dân, đoàn viên, thanh niên địa phương.  
Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 1

Sáng 8/5, Tập đoàn Phúc Sơn, Báo Tiền Phong, Huyện Đoàn Hải Lăng và UBND xã Hải Phú (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) tổ chức khánh thành nhà văn hóa có khả năng chống lũ. Công trình đặt tại thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng. Đây là địa bàn thường xuyên ngập lụt, chịu thiệt hại nặng nề trong đợt lũ lịch sử vào tháng 10/2020.

Lễ khánh thành có sự tham dự của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Trị Trần Thị Thu, Bí thư Huyện ủy Hải Lăng Lê Thế Quảng và nhiều cán bộ, lãnh đạo huyện Hải Lăng và xã Hải Phú. Đại diện báo Tiền Phong có nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập.

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 2

Công trình gồm hai tầng. Tầng một có nền được tôn cao; ngày thường sẽ được sử dụng vào các sinh hoạt cộng đồng. Khi xảy ra lũ lụt sẽ là nơi tránh lũ của gia súc, gia cầm. Tầng 2 là một phòng rộng khép kín; ngày thường sử dụng làm nơi hội họp, thư viện...; khi có lũ lớn sẽ được sử dụng làm nơi tránh lũ cho người dân quanh vùng. Chiều cao của tầng hai được xây dựng trên mực nước lũ lịch sử tại khu vực này. Khuôn viên của công trình còn có sân bóng chuyền.

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 3

Trong ảnh, ông Nguyễn Nhạc, Chủ tịch UBND xã Hải Phú phát biểu về ý nghĩa nhân văn của công trình. "Công trình được Tập đoàn Phúc Sơn tài trợ 500 triệu đồng thông qua báo Tiền Phong. Xã đối ứng 400 triệu đồng và hơn 100 triệu đồng khác bằng ngày công của đoàn viên thanh niên và đóng góp cây cối của người dân. Đây là công trình thiết thực, nhân văn. Bà con từ nay có một nhà văn hóa khang trang sử dụng hàng ngày và không còn ám ảnh lo lắng khi lũ lụt về" - ông Nhạc cho hay.

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 4

Ngoài nhà thầu xây dựng, công trình còn có sự đóng góp công sức, tiền bạc của nhân dân, đoàn viên thanh niên trên địa bàn. Trong ảnh, Chi đoàn Công an công an huyện Hải Lăng cùng đoàn viên thanh niên trên địa bàn đã đóng góp tiền để mua vật liệu, đóng góp ngày công để xây dựng sân bóng chuyền trong khuôn viên của công trình.

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 5

Một chiến sỹ công an huyện Hải Lăng tham gia đổ bê tông tại công trình

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 6

Đoàn viên thanh niên đào hố trồng cây tại nhà tránh lũ. Các cây xanh được trồng tại đây đều được người dân và thanh niên địa phương hiến tặng.

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 7

Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong Phùng Công Sưởng cho hay, đây là công trình quy mô không lớn nhưng được xây dựng khang trang, tiện nghi. Công trình được hoàn thành nhờ vào sự đóng góp quý báu của Tập đoàn Phúc Sơn và sự quan tâm, đồng hành của lãnh đạo tỉnh, huyện, xã, tổ chức Đoàn các cấp; đặc biệt là sự đóng góp công sức, vật chất của nhân dân và thanh niên địa phương. "Chúng tôi rất mong chính quyền và người dân địa phương đưa công trình vào sử dụng hiệu quả, lâu dài" - nhà báo Phùng Công Sưởng đề nghị.


Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 8

Tham dự và phát biểu tại lễ khánh thành, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cảm ơn Tập đoàn Phúc Sơn, báo Tiền Phong đã quan tâm, hỗ trợ địa bàn khó khăn tại Quảng Trị và đánh giá cao mô hình này. "Đây là công trình rất hiệu quả, có ý nghĩa xã hội lớn. Tôi đề nghị Đoàn thành niên và các địa phương xem xét nhân rộng mô hình này" - ông Hà Sỹ Đồng cho hay.

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 9

Các đại biểu tham quan tầng 2 nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 10

Tầng hai của nhà văn hóa đủ chỗ tránh lũ cho toàn bộ hộ dân tại Đội 1 - Thôn Long Hưng (21 gia đình với khoảng 70 người).

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 11

Công trình được lắp đặt các thiết bị điện cơ bản như quạt, bóng điện

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 12

Công trình cũng có bếp, nhà vệ sinh để sử dụng hàng ngày và trong những ngày xảy ra lũ lụt

Khánh thành nhà văn hóa kiêm nhà tránh lũ theo phương thức '4 cùng' tại Quảng Trị ảnh 13

Công trình hoàn thành mang lại niềm vui rất lớn cho nhân dân địa phương. "Nhà văn hóa này kiên cố, to nhất xã. Hàng ngày, chúng tôi sẽ sử dụng làm nơi họp hành, tập thể thao. Trong thôn không có nhà kiên cố, có được nhà văn hóa này đúng là tuyệt vời. Lụt to, chúng tôi rất yên tâm" - bà Trần Thị Vinh, một hộ dân của Đội 1, thôn Long Hưng nói.

Nghi thức kéo biển, khánh thành công trình

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.