Tọa lạc trên khoảng đất rộng 12 ha, Quảng trường Đại đoàn kết ở không chỉ là biểu tượng của đất và người Gia Lai, mà còn là biểu tượng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết quanh Bác Hồ trong mọi thời đại.
Quảng trường Đại Đoàn Kết hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 12/2012 sau hơn hai năm xây dựng.
Chính diện Quảng trường là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đúc bằng đồng nguyên chất theo công nghệ gò ép, có chiều cao 10,8 m.
Tượng đài Bác Hồ tọa lạc trên bệ bê tông ốp đá xanh Thanh Hóa cao 4,5 m.
Phần phù điêu của tượng Bác Hồ được làm bằng chất liệu đá tự nhiên với kích thước là 60m dài và 12m cao tạo nên một bức tượng đồ sộ, cao lớn và uy nghi.
Hai bên tượng đài là dãy cồng chiêng được làm bằng đồng.
Một điều đặc biệt khác là cách bố trí cồng chiêng cũng khác. Tất cả đều treo số lẻ. Cồng, hoặc chiêng chỉ treo 5, 7 cái, kể cả bậc lên tượng đài Bác Hồ cũng là số lẻ (11 bậc).
Người dân Pleiku vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tối thường tập thể dục và dạo bộ quanh quảng trường.
Nhà vô địch SEA Games Hồng Lệ (ngoài cùng bên phải), vận động viên Lò Thị Thanh (áo đỏ) và vận động viên Nguyễn Thị Oanh (áo đen) tập luyện trước Quảng trường Đại Đoàn Kết chuẩn bị cho giải Tiền Phong Marathon lần thứ 62
Tiền Phong Marathon 2021 diễn ra từ 26 đến 28/3.
Giải đấu do UBND tỉnh Gia Lai, báo Tiền Phong, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phối hợp tổ chức và được tường thuật trực tiếp trên kênh VTC3 On Sports; hạ tầng digital, mạng xã hội của báo Tiền Phong và Next Media từ 4h30 ngày 28/3.
Không gian rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây xanh nên quảng trường Đại Đoàn Kết được chọn là vị trí để tổ chức sự kiện lớn như giải chạy Tiền Phong Marathon lần thứ 62 tại đây