>> Tổng thống Ahmadinejad: Iran là quốc gia hạt nhân
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast . Ảnh: planet-iran.com |
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast nói tại một cuộc họp báo rằng, những người được mời gồm đại diện 6 nước nói trên liên quan nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết cuộc tranh cãi về chương trình hạt nhân của Iran.
Bộ Ngoại giao Iran chưa cho biết những cơ sở hạt nhân sẽ được các đại diện quốc tế tới thăm là những cơ sở nào. Tuy nhiên, Phát ngôn viên Mehmanparast nói rằng, việc mời các đại diện quốc tế đến thăm cơ sở hạt nhân của Iran lần này một lần nữa thể hiện thiện chí của phía Tehran trong việc hợp tác với IAEA cũng như chứng tỏ các hoạt động hạt nhân của Iran là vì mục đích hòa bình. IAEA và một số quốc gia phương Tây nghi ngờ Iran hiện có chương trình bí mật làm giàu uranium để chế tạo bom nguyên tử.
Ông Mehmanparast nói rằng, những đại diện nước ngoài được mời bao gồm cả đại sứ một số nước Ảrập, thành viên Phong trào Không liên kết và các nước đang phát triển khác. Dự kiến, chuyến thăm này diễn ra từ ngày 15 đến 16-1.
Iran, một trong những quốc gia sản xuất nhiều dầu mỏ, kể từ tháng 6-2010 phải chịu nhiều biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu. Những biện pháp trừng phạt này nhằm tạo áp lực buộc Iran phải ngừng chương trình làm giàu uranium của mình.
Trước sức ép của quốc tế, các quan chức Tehran luôn cho rằng, những biện pháp trừng phạt nói trên không có tác dụng đối với Iran. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị nhận định, có thể các biện pháp trừng phạt đối với Iran là một nhân tố dẫn đến nối lại đàm phán giữa Iran với đại diện IAEA và nhóm P5 + 1.
Đầu năm 2007, Iran chỉ cho một nhóm đại diện 6 nước thuộc khối Không liên kết thấy các camera giám sát của Liên Hợp Quốc đặt tại cơ sở hạt nhân Isfahan. Qua đó, Iran muốn chứng tỏ nước này công khai mọi hoạt động trong chương trình hạt nhân của mình.
Đ.P
Theo Reuters