> Huyền Chip: Xin visa đi Nam Phi, tôi từng khóc rất nhiều
> Huyền Chip 'Đừng chết ở châu Phi'
Thật khập khiễng khi phải so sánh những hotgirl Việt cố tình ‘khoe hàng’ mong ‘được’ ném đá, nổi tiếng để kiếm tiền với cô gái Việt cũng trạc tuổi họ đi khắp thế giới với niềm khát khao cháy bỏng, một nghị lực có thể dùng từ ‘phi thường’ – Nguyễn Thị Khánh Huyền (Huyền Chip).
Khác biệt về sự ‘nổi sóng’ trên cộng đồng mạng cũng dễ nhận thấy: Hai cuốn sách, hành trình của một cô gái trẻ gần như tay không đi khắp châu Á, châu Phi trong 2 năm với hành động ‘khoe hàng’, những phát ngôn phản cảm; Với hotgirl Việt ‘khoe hàng’ thì hầu hết các ý kiến đều chỉ trích’ ném đá, vùi dập; Với Huyền Chip, dù trên Facebook vừa có cả Hội những người mong chờ sự thật về Huyền chip, một số trang mạng, diễn đàn cũng bày tỏ hoài nghi, nhưng niềm tin của đông đảo cư dân mạng dành cho cô gái Việt hành trình khắp thế vẫn còn đó.
Thiết nghĩ, sự hoài nghi là cần thiết và nhìn một cách khách quan là đáng trân trọng, đặc biệt với sản phẩm trí tuệ như sách ‘Đừng chết ở châu Phi’ ra mắt đúng ngày sinh nhật của Huyền – 19/9. Nhiều ý kiến của cư dân mạng không tin rằng một cô gái trẻ, xinh đẹp như Huyền lại có thể đi khắp 2 lục địa với một ít tiền, không thể dễ dàng xin visa như thế; có người còn cho rằng Huyền hẳn là con một gia đình giàu có, hay có một nguồn tài trợ nào đó, thậm chí còn vùi dập rằng Huyền ‘bán vốn tự có’ và cố tình làm dậy sóng cư trên mạng để nổi tiếng hơn ngay trước khi ra mắt cuốn sách thứ 2…
Huyền Chip và hai bạn gái Palestine trong những ngày tháng ở Palestine. |
Trước những thị phi, ban đầu Huyền thực sự bị sốc, rồi muốn lên tiếng, muốn đưa lên mạng mọi bằng chứng như thị thực visa đi các nước, hình ảnh và những phóng sự đặc biệt của mình được dành riêng cho Tiền Phong trong suốt hành trình khắp châu Á, châu Phi và cả khu vực Trung Đông.
Vậy nhưng có lẽ những trải nghiệm khó tin của một cô gái trẻ tới những vùng đất nguy hiểm nhất thế giới đã giúp Huyền lắng lại. Những thị phị trong thế giới ảo, nơi mà hầu hết ý kiến đều của những người mà mình không biết là ai trong thế giới thực, không thể làm Huyền gục ngã bởi nó chưa thấm vào đâu so với những hiểm nguy mà bạn đã trải qua trong suốt hành trình để sống sót và tiếp tục ‘xách ba lô lên và đi’.
Huyền chia sẻ sẽ có thông báo chính thức, chỉ một lần vào đúng ngày ra mắt sách với đầy đủ bằng chứng để xóa bỏ sự hoài nghi của cộng đồng mạng và sẽ không tham gia vào những cuộc tranh cãi nảy lửa trong thế giới ảo, dành thời gian để viết, làm việc, chắt chiu từng đồng tiền kiếm được cho những chuyến đi mới ra thế giới.
Huyền ở Lamu, Kenya. |
Huyền không muốn tranh cãi bởi có những sự thật mà nếu ai đó muốn biết sẽ không quá khó khăn để tìm hiểu. Việc Huyền làm thuê bằng cách viết cho các trang mạng chuyên về du lịch, làm tại sòng bài, quán ăn, đi nhờ xe, sống nhờ nhà bạn bè (quen qua diễn đàn du lịch) và đặc biệt viết báo để hưởng nhuận bút từ những sản phẩm của mình…đều có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng.
Nhà báo Trí Đường, một trong những người trực tiếp đặt bài, biên tập các bài phóng sự đặc biệt của Huyền dành riêng cho báo Tiền Phong, chia sẻ: Việc Huyền đi tới các vùng đất ở khắp châu Á, châu Phi, Trung Đông…và có bài viết là điều không cần phải tranh cãi.
Trước khi bắt đầu hành trình ‘xuyên lục địa’ và mỗi lần trở về Huyền đều đến trụ sở báo Tiền Phong tại Hà Nội để gặp gỡ và chia sẻ. Huyền vốn không tự tin vào khả năng viết của mình, đặc biệt là viết cho báo chí, nhưng khi được sự động viên của các anh chị ở báo, trước khi khởi hành vòng quanh thế giới, Huyền đã nhận lời viết bài riêng cho báo.
Để có một bài phóng sự, chúng tôi thường mất vài tuần thậm chí có khi vài tháng để trao đổi, hỗ trợ cho Huyền trong điều kiện có thể vì hầu hết những nơi Huyền đến đều xa xôi, cách trở và nguy hiểm đến tính mạng…nên việc ai đó nói rằng bạn bịa đặt là không thỏa đáng.
Lần ở sòng bài Tanzania, Huyền bị mất máy ảnh, nên bài viết không có ảnh và bài đã bị ‘ách’ lại khá lâu vì tòa soạn không thể đăng bài phóng sự mà không có ảnh, mặc dù chúng tôi đã kiểm chứng rõ Huyền thực sự làm việc ở đó…
Khánh Huyền. |
Về việc Huyền làm gì để có tiền ‘xách ba lô lên và đi’, nhà báo Trí Đường cho biết, phần nhuận bút của báo với các phóng sự của Huyền không nhiều, nhưng thực sự có ý nghĩa với suốt chuyến hành trình của Huyền và luôn được Huyền chắt chiu từng đồng để đi và viết.
“Có lần vào chiều 29 Tết khi đang ở châu Phi, Huyền thảng thốt nhắn tin cho tôi qua Facebook để hỏi xem còn tiền nhuận bút bài nào không vì em hết sạch tiền, nhưng sau đó bạn lại muốn chia đôi phần nhuận bút để dành cho em trai đang học ở Hà Nội. Nhiều tờ báo cũng mời Huyền viết bài với phần nhuận bút cao hơn nhiều, nhưng Huyền đều từ chối vì đã nhận lời với Tiền Phong”, nhà báo Trí Đường chia sẻ.
Một số bài viết của Huyền Chíp đăng trên báo Tiền Phong:
> Tiền thuê nhà bằng nửa tháng thu nhập
> Ở riêng, kiếm tiền kiểu... Do Thái
> Giới trẻ Israel trưởng thành trong quân ngũ
> Ai Cập ngổn ngang sau bạo động
> Bí kíp độc hành xuyên hành tinh
> Gặp Nữ thần sống duy nhất thế giới
> Sống bụi ở Mumbai: Thân gái dặm trường
> Sống bụi ở Mumbai: Cạm bẫy tình
> Sống bụi ở Mumbai: Vật lộn tìm phòng trọ
> Người Việt nổi tiếng và giàu nhất Brunei
> Cô gái thiên lý độc hành: Làm diễn viên Bollywood
Huyền Chip tên thật là Nguyễn Thị Khánh Huyền,SN 1990, đã quyết định đi làm ngay khi tốt nghiệp lớp chuyên Toán, trường ĐH Khoa học Tự nhiên (Hà Nội). Huyền Chip còn là người khởi xướng chiến dịch Free Hugs ở Việt Nam vào năm 2007. Sau đó, ngày 13/5/2010, Huyền Chip đã thực hiện chuyến độc hành xuyên lục địa. Trong khắp hành trình của mình, khi đặt chân tới những vùng đất mới mà hiếm khi phóng viên Việt Nam có mặt, Huyền Chip đều dành riêng cho báo Tiền Phong những phóng sự đặc biệt. |