Tham gia công việc này có hơn 150 kỹ sư, thợ kim hoàn và hoạ sĩ. Họ kết hợp lao động thủ công với công nghệ trang trí.
Mỗi huy chương dày 1 cm, đường kính 10 cm và nặng gần 500 gam. Trên mặt phải huy chương có hình 5 vòng tròn Olympic, trên mặt trái là tên môn thể thao bằng tiếng Anh và biểu tượng Olympic Sochi.
Gờ huy chương cũng không để trống mà có khắc tên gọi chính thức của Olympic Sochi bằng tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Vật liệu được sử dụng làm huy chương gồm 2 tấn bạc, 700 kg đồng và 2,5 kg vàng ròng.
Toàn bộ có gần 1400 huy chương các loại được sản xuất và thời gian sản xuất mỗi huy chương là 18 tiếng đồng hồ. Vật liệu được sử dụng làm huy chương gồm 2 tấn bạc, 700 kg đồng và 2,5 kg vàng ròng.
Gọi là huy chương vàng nhưng nó chỉ có 1,5% vàng (6mg), còn nòng cốt là bạc. Huy chương đồng không phải bằng đồng mà làm bằng hợp kim của đồng, kẽm và thiếc. Nếu vận động viên nào đột nhiên muốn dùng răng cắn thử thì huy chương cũng không bị hỏng bởi vì nó có thể chịu được tải trọng 8 tấn.
Ngoài ra, để thể hiện tính đa dạng của nước chủ nhà Nga, các tay thợ lành nghề vùng Ural còn sản xuất một loại huy chương đặc biệt có pha lẫn một chút thiên thạch Chelyabinsk. Loại huy chương này được trao tặng thêm cho những vận động viên đoạt huy chương vàng vào ngày 15/ 2, đúng một năm kể từ ngày một thiên thạch lớn rơi xuống vùng Chelyabinsk miền trung nước Nga.
Kịch bản lễ khai mạc thay đổi theo đề nghị của IOC
Lễ khai mạc hoành tráng Olympic Sochi khiến cả thế giới phải say mê và khâm phục. Nhưng nhiều người cũng tỏ ý băn khoăn, không hiểu tại sao cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - một trong những trang sử hào hùng bậc nhất của nước Nga , lại bị thể hiện quá sơ sài, chỉ bằng một vài loạt đạn pháo gầm vang.
Theo lời giải thích của ông Ernst, Tổng Giám đốc kênh 1 đài truyền hình Nga và cũng là người đạo diễn lễ khai mạc, kịch bản ban đầu dành nhiều chú ý hơn cho Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Nhưng Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) góp ý là không nên nhấn mạnh đến đề tài chiến tranh. Thấy đó là lời góp ý có tính chất xây dựng và hợp lý, phía Nga đã chấp nhận.
Có thể nói đây là lần đầu tiên những ý kiến đóng góp của IOC đã làm thay đổi đáng kể kịch bản lễ khai mạc Olympic. Nhưng nhờ đó, lễ khai mạc Olympic Sochi không chỉ hoành tráng mà còn lãng mạn hơn và thể hiện đúng hơn tâm hồn Nga, đặc biệt qua hình ảnh “cô bé bay” Lyubov. Báo chí Ukraina ca ngợi rằng chỉ trong vài tiếng đồng hồ, những quan niệm sai lạc đã tồn tại hàng thế kỷ về nước Nga đã bị đập tan.