Hợp tác công tư thổi làn gió mới trong đào tạo khối ngành y sinh

0:00 / 0:00
0:00
Bác sĩ Việt Nam có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nhưng không đủ trang thiết bị hiện đại, không được tiếp cận các công nghệ tiên tiến để triển khai các kỹ thuật cao…là nguyên nhân một lượng lớn người Việt vẫn phải chi tiền “khủng” ra nước ngoài điều trị.

Sinh viên học chay, bác sĩ thiếu trang thiết bị y tế

Theo đánh giá của các tổ chức, công nghệ trong chẩn đoán của Việt Nam có độ trễ so với thế giới khoảng 15 năm. Tại các trường đại học, bệnh viện việc đầu tư của nhà nước vốn vẫn còn khiêm tốn thì sau hàng loạt các sai phạm về đấu thầu, mua máy móc, đặt máy … mà cơ quan chức năng chỉ ra thời gian qua khiến cho các trường học, bệnh viện lại càng e ngại đầu tư.

Muốn đào tạo được bác sĩ thì một trường ĐH phải cần có những điều kiện cơ sở vật chất, trình độ rất đặc thù. Bác sĩ muốn thành nghề phải có các lab để làm thí nghiệm, xét nghiệm để nghiên cứu, thực hành.

Tuy nhiên, nhiều sinh viên y cho biết hiện thời gian thực hành của các em vẫn còn rất ít.

Đơn cử như ĐH Y Hà Nội, trường đào tạo đội ngũ bác sĩ lớn nhất cả nước với khoảng 6.000 sinh viên theo học, riêng khoa đào tạo về xét nghiệm cũng chỉ vỏn vẹn 2 phòng lab để thực hành. Sinh viên cử nhân và cao học phải chia lịch thực hành chung.

Nguyễn Văn T. (sinh viên năm 3, ĐH Y Hà Nội) cho biết, trung bình mỗi lớp học có 60 sinh viên sẽ được chia thành các tổ hoặc chia các ca để thực hành. Mỗi ca cũng chỉ được thực hành vỏn vẹn từ 1h30- 2h.

Hợp tác công tư thổi làn gió mới trong đào tạo khối ngành y sinh ảnh 1

Sinh viên ĐH Y HN trong 1 buổi thực hành (ảnh sưu tầm: Vietnamnet)

Đó là những chuyên ngành nội, ngoại khoa còn với sinh viên theo học phân tử thì …chủ yếu “học chay”- được nhìn mà rất ít khi được trực tiếp thực hành.

“Học sinh học phân tử 1 thực hành mỗi phần điện di. Bọn em muốn được thực hiện từ các khâu nhỏ nhất nhưng do nhiều yếu tố, thầy cô sẽ “làm hộ” luôn cho sinh viên bằng cách chuẩn bị, pha mix hóa chất. Sinh viên vào lab chỉ được…nhỏ điện di”, Phạm Thu H. thật thà cho hay.

Nữ sinh viên này cho biết thêm, học ở trường đã “chay” nhiều nhưng khi đi kiến tập tại bệnh viện cũng không cải thiện là bao. Theo đó, thời gian kiến tập kéo dài khoảng 1-3 tuần tuỳ môn. Thời gian ấy, sinh viên cũng được thực hành…nhưng chỉ như “cưỡi ngựa, xem hoa” mà thôi.

Tương tự, sinh viên Vương Thu N. (Đại học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết các Lab ở trường cô đang theo học được chia làm 2 loại. Thứ nhất, Lab nghiên cứu (mỗi bộ môn có lab riêng theo đặc thù của bộ môn) và lab cho sinh viên thực tập (dùng chung cả khoa).

Nếu như Lab nghiên cứu được trang bị máy móc, thiết bị tốt đáp ứng nhu cầu nghiên cứu thì lab cho sinh viên thiết bị cũ hơn, một số kính hiển vi hỏng, không thể sử dụng được.

Sinh viên học chay, học trong tình trạng thiếu thực hành là thực tế nhưng ngay cả với đội ngũ y bác sĩ tình trạng này cũng xảy ra.

Công đoàn ngành Y tế thừa nhận sau một loạt các vụ việc vi phạm quy định về pháp luật trong đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư đặc biệt là trang thiết bị y tế trong thời gian qua… dẫn đến điều kiện môi trường làm việc của viên chức y tế bị ảnh hưởng như thiếu trang thiết bị y tế để triển khai các kỹ thuật cao… đã làm hạn chế việc phát huy trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ, viên chức y tế.

Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến từ đầu năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022 trên cả nước đã có tổng số 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, nghỉ việc.

Hợp tác công tư thổi làn gió mới trong đào tạo khối ngành y sinh

Tất cả những thực tế này khiến cho đã có một lượng lớn ngoại tệ chảy ra nước ngoài do người dân không tin tưởng vào trình độ chuyên môn, tay nghề của bác sĩ Việt Nam. Trong số này không thể không nhắc đến những bệnh nhân ung thư... hay tình trạng người Việt chi tiền tỷ sang Thái Lan chữa vô sinh khoảng 10 năm về trước.

GS.TS. Mai Trọng Khoa - nguyên Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết: “Rất nhiều bệnh nhờ kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện ra đột biến gen ở giai đoạn sớm từ đó có phương pháp điều trị chính xác, đem lại hiệu quả rất ngoạn mục. Việc chuyển giao đào tạo, tập huấn, giảng dạy và phổ cập những kiến thức về sinh học phân tử là việc làm hết sức cần thiết”.

Bên cạnh việc thay đổi cơ chế từ cơ quan nhà nước, một số đơn vị khu vực tư nhân đã bắt đầu “xắn tay” giải quyết vấn đề học chay, làm chay của ngành Y.

Tiên phong trong số này phải kể đến trường ĐH Y dược-ĐHQGHN. Nếu như trước đây ở miền Bắc chỉ có 3 cơ sở đào tạo nội trú chuyên ngành Ung thư là ĐH Y Hà Nội, Học viện Quân Y và ĐH Y Dược Thái Nguyên thì từ năm 2020, trường ĐH Y dược- ĐHQGHN cũng đã chính thức đào tạo sinh viên. Bộ môn Ung thư và Y học hạt nhân của trường đặt cơ sở thực hành tại TT Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai. Việc này giúp người học được “nhúng” vào môi trường thực hành thực tiễn. Như vậy hy vọng có thể góp phần nâng cao được chất lượng và số lượng bác sĩ nội trú ngành ung thư.

Hợp tác công tư thổi làn gió mới trong đào tạo khối ngành y sinh ảnh 2

Phòng lab của Viện Công nghệ Phacogen được đầu tư trang thiết bị hiện đại, hệ thống tự động tiên tiến

Ngoài ra, mô hình đào tạo công nghệ cao bắt đầu được chú trọng đầu tư, Ví dụ như Viện Công nghệ Phacogen, thuộc Công ty CP Y dược Phacogen. Dù còn khá non trẻ, Viện đã được định hình là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ Di truyền, Tế bào, Miễn dịch, Vi sinh – Sinh học phân tử. Với cơ sở vật chất được đầu tư trang bị công nghệ giải trình tự gen và tế bào hiện đại nhất của Mỹ như Illumina, Beckman Coulter,… Viện Công nghệ Phacogen sở hữu phòng lab đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp hai và hướng đến ISO 15189:2012. Hiện nay, Viện đang liên kết, hợp tác với các cơ sở y tế, đào tạo ngành y uy tín như ĐH Y Hà Nội, Hội Hỗ trợ sinh sản Hà Nội; Viện Pasteur HCM…. tổ chức các khóa đào tạo theo yêu cầu xã hội, với trên 70% thời lượng học dành cho thực hành.

Hy vọng rằng những cánh én nhỏ này sẽ tô điểm thêm mảng màu tươi sáng hơn cho bức tranh đào tạo ngành Y của Việt Nam.

MỚI - NÓNG