Hộp sọ 'mọc' gai do nghiện điện thoại thông minh

Ảnh chụp chiếc gai đằng sau cổ của một nam bệnh nhân 28 tuổi. Ảnh: David Shahar/Mark G L Sayers/Scientific Reports/CC.
Ảnh chụp chiếc gai đằng sau cổ của một nam bệnh nhân 28 tuổi. Ảnh: David Shahar/Mark G L Sayers/Scientific Reports/CC.
Sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử cầm tay nhiều làm xuất hiện gai nhỏ ở khu vực sau cổ, gần hộp sọ.

Các nhà khoa học từ University of The Sunshine Coast (Australia) cho biết càng nhiều bệnh nhân trẻ đến bệnh viện với những chiếc gai nhỏ phía sau cổ. Thông thường, chúng có chiều dài khoảng 2,6 cm nhưng một số trường hợp có thể lên đến 3,1 cm.

Trên Scientific Reports, các nhà khoa học University of The Sunshine Coast cho biết hiện tượng hộp sọ "mọc" gai trên còn được gọi là đáy gai nhô bên ngoài vùng chẩm (EEOP), chủ yếu xuất hiện ở người già. Tuy nhiên, khảo sát trên 1.200 tình nguyện viên 18-86 tuổi cho thấy 33% bị EEOP, trong đó phần lớn thuộc nhóm nam giới 18-30 tuổi. Các nhà khoa học cho biết tình trạng này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990 và ngày càng phổ biến.

"Tôi làm bác sĩ đã 20 năm và nhận thấy trong thập kỷ qua, tình trạng gai xuất hiện phía sau hộp sọ đã tăng lên một cách đáng kể", David Shahar, chuyên gia sức khỏe tại University of The Sunshine Coast nói.

Hiện tại, các nhà khoa học chưa tìm ra được mối liên hệ chính xác nhưng cho rằng việc sử dụng các thiết bị điện tử ở tư thế sai dẫn đến tình trạng này. Ngồi hàng giờ với chiếc cổ bị quẹo hoặc cúi xuống quá thấp có thể gây áp lực cho nền sọ và cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách xuất hiện gai nhỏ để đỡ.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.