Hồi sinh một lò phản ứng hạt nhân

Hồi sinh một lò phản ứng hạt nhân
TPO - Tập thể các nhà khoa học Việt Nam đã có công lớn trong việc ”làm sống lại” lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của đất nước. Công trình vừa được vinh danh giải thưởng Hồ Chí Minh.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

Từ ”đồ cũ”...

Công trình lò phản ứng đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng vào đầu những năm 1960 bởi chính quyền miền nam Việt Nam với sự viện trợ của Hoa Kỳ. Tháng 3-1963, lò phản ứng này hoàn thành tại Đà Lạt và đi vào vận hành với công suất nhiệt 250 kW. Tuy nhiên, do tình hình chính trị bất ổn, trong 5 năm đầu tiên (1963-1968), không thể khai thác có hiệu quả đáng kể từ lò phản ứng này.

Sau năm 1968, lò phản ứng gần như không hoạt động và đặt dấu chấm hết sau ngày giải phóng Đà Lạt 3-4-1975, khi quân đội Mỹ tháo dỡ hệ điều khiển lò phản ứng và lấy đi tất cả các thanh nhiên liệu được coi là ”trái tim” của lò.

Bắt đầu từ những năm 1976 – 1977, việc khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã được đặt ra do những yêu cầu bức thiết của cuộc sống, đặc biệt trong việc điều trị bệnh. Sự hồi sinh cho cơ sở nghiên cứu hạt nhân tại Đà Lạt được đánh dấu qua hợp đồng số 85-096/54100, được ký kết giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô vào ngày 9-10-1979.

Giữa tháng 3-1982, dự án khôi phục và mở rộng lò phản ứng chính thức được bắt đầu khởi công. Đến ngày 20-3-1984, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt chính thức vận hành trở lại lò phản ứng với công suất 500 kW (gấp đôi thời kỳ trước 1975).

Trong thời kỳ đó, Liên Xô giúp Việt Nam khôi phục lò phản ứng. Tuy nhiên, sử dụng lò để làm gì thì không được bàn đến. Khi lò nâng cấp xong, lộ ra bài toán thiếu thiết bị nghiên cứu và khai thác. Phải đến khi lò bắt đầu vận hành, Liên Xô mới chấp nhận hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị để sản xuất được chất phóng xạ và phòng thí nghiệm phân tích kích hoạt nơtron.

Trong bối cảnh đó, cán bộ của Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã tự lực vươn lên xây dựng các phòng thí nghiệm để khai thác lò.

Xưởng lắp ráp điện tử được xây dựng để phục vụ cho yêu cầu hoạt động của lò. Xưởng cơ khí do các chuyên gia Liên Xô trang bị để phục vụ quá trình lắp ráp, khôi phục lò phản ứng cũng đã phát huy tác dụng…

Hồi sinh và hiệu quả

PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết, đến nay, lò phản ứng của Viện đã có tổng thời gian vận hành trên 35.500 giờ với nhiều loại dược chất phóng xạ đã được sản xuất phục vụ cho chẩn đoán và điều trị bệnh trong y tế, trên 60.000 mẫu các loại đã được phân tích phục vụ cho các ngành địa chất, môi trường, công nghiệp dầu khí…
Như các đồng vị Iốt I-131, Phôtpho P-32, Technêxi Tc-99m, Crôm Cr-51… dùng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, nội tiết tố… Trung bình mỗi năm, lò Đà lạt sản xuất khoảng 150-170 đơn vị hoạt độ phóng xạ Ci, còn trong thời trước giải phóng ở lò cũ chỉ đạt con số 2 Ci.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cũng thành công trong phương pháp phân tích độc đáo và hữu hiệu. Hàng năm, đã phân tích, đánh giá hàm lượng và thành phần nguyên tố cho hàng ngàn mẫu của các ngành địa chất, dầu khí, nông sinh học, môi trường…

Các cán bộ của lò phản ứng cũng đã thành công trong nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân khác về công nghệ thử nghiệm không huỷ thể (NDT), phương pháp điều khiển bằng hạt nhân (NCS), kỹ thuật vết hạt nhân, công nghệ chiếu xạ..., đóng góp có ý nghĩa cho các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật của đất nước.

Nhiều thí nghiệm vật lý, hoá học, sinh học, đặc biệt về vật lý nơtron đã được tiến hành trên các kênh thí nghiệm của Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Các kết quả thu được đã công bố trên nhiều tạp chí hoặc hội nghị khoa học trong nước và thế giới và là số liệu cho hàng trăm luận án đào tạo kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ.

Phối hợp chặt chẽ với trường Đại học Đà lạt, lò phản ứng Đà Lạt là cơ sở đào tạo gần ngàn cán bộ và bổ sung cho Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam khoảng 25-30% cán bộ khoa học trẻ.

Trong ngót 20 năm qua, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được vận hành an toàn, không có sự cố đáng tiếc nào. Các nghiên cứu vật lý và kỹ thuật lò, các tính toán lý thuyết để tổ chức tự thay đảo, bổ sung nhiên liệu cho lò (tổng cộng 140 thanh) được thực hiện bởi các chuyên gia Việt Nam mà không cần đến chuyên gia nước ngoài, được đánh giá là những thành tựu rất ấn tượng.

Với số nhiên liệu hiện có, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có thể đảo bảm vận hành tới năm 2025, đồng thời trở thành nơi đào tạo và thực hành cho đội ngũ cán bộ của các dự án hạt nhân đang được khởi công của Việt Nam.

Tập thể cán bộ khoa học Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (giai đoạn 1984-2007) với công trình “Nghiên cứu bảo đảm vận hành an toàn và khai thác hiệu quả lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt” đạt Giải thưởng Nhà nước (lĩnh vực khoa học – kỹ thuật) về KH&CN.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.