Hội kín Trung Quốc và những võ phái kỳ bí

Có nhiều hội kín lợi dụng danh nghĩa, võ công Thiếu Lâm Tự hiệu triệu quần chúng. (Ảnh minh họa)
Có nhiều hội kín lợi dụng danh nghĩa, võ công Thiếu Lâm Tự hiệu triệu quần chúng. (Ảnh minh họa)
Hoạt động võ thuật trong các bang hội bí mật đã thúc đẩy võ thuật phổ cập trong dân gian để đổi mới và truyền thừa. Sự nội hóa của tinh thần võ hiệp làm tăng cường sức tập trung của bang hội bí mật.

Do triều đình cấm chỉ luyện võ nên thường là tập ban đêm, gọi là “dạ hành công”. Vì tiến hành phổ biến bí mật trong quần chúng, mạnh ai nấy tạo cho mình một hình thức tổ chức mạnh nhất nên nhiều lưu phái ra đời. Có nhiều hội kín lợi dụng danh nghĩa, võ công Thiếu Lâm Tự hiệu triệu quần chúng.

Hoạt động võ thuật trong các bang hội bí mật đã thúc đẩy võ thuật phổ cập trong dân gian để đổi mới và truyền thừa. Sự nội hóa của tinh thần võ hiệp làm tăng cường sức tập trung của bang hội bí mật. Các tổ chức đương thời phần lớn đều lấy binh khí mà họ sử dụng để đặt tên cho mình như Hồng thương hội, Thiết tiên hội, Đại đao hội, Tiểu đao hội, Song đao hội, Thiết xoa hội. Võ thuật dân gian đương thời đã có bước nhảy vọt, Hồng Quyền được tổ chức Hồng Môn quảng bá rộng rãi, cũng cho thấy tác dụng của việc bang hội bí mật giao thoa với võ thuật.

Võ thuật được truyền thụ trong các bang hội bí mật thường theo nguyên tắc “dễ học, dễ nhớ, dễ thực hành”, tính thực dụng cao, phù hợp với tầng lớp cấp thấp trong xã hội.

Dù vậy ảnh hưởng của các bang hội bí mật vẫn còn vang động mãi. Tôn Trung Sơn đã đánh giá một cách chính xác sức sống của các bang hội bí mật thời Minh Thanh là “họ kết hợp thành đoàn thể là để thực hiện lòng bác ái, chăm lo cho nhau như tình thủ túc, giúp nhau trong lúc hoạn nạn, điều này rất phù hợp với giới hiệp khách giang hồ, cũng là nhu cầu cần thiết của những kẻ phiêu bạt không nhà”.

Một hình thức luyện “Bão công” tiêu biểu của Bát quái giáo, Kim đơn giáo: giáo đồ mỗi sáng hướng về mặt trời, ngồi xếp bằng, hai tay ôm trước ngực, quán tưởng tinh khí của thái dương chiếu vào cơ thể, đồng thời miệng niệm chân ngôn “Chân không gia hương, Vô sinh lão mẫu”.

Trong một hơi thở mà niệm được liên tục 8 chữ trên 81 lần là đại công, 54 lần là trung công, tiểu công 21 lần. Luyện công còn kết hợp với nhịn ăn (tịch cốc). Nhịn được 10 ngày là tiểu công, 81 ngày là đại công, luyện thành thì khử bệnh tiêu tai, trường sinh bất lão.

Trong khi đó, Hồng quyền, Mai hoa quyền, Thiếu Lâm quyền… đặc biệt chú trọng đến luyện các môn ngạnh khí công như Thiết bố sam, Kim chung trạo. Mỗi khi luyện phải tập trung đọc chú “Thiên thủ đang, vạn thủ giá, thanh long bạch hổ lai hộ giá” và tin rằng thiên thần bảo hộ cơ thể trở thành “đao thương bất nhập”.

Hầu hết hội viên các bang hội sau khi thực hiện các nghi thức “điểm đạo” đều được cấp sắc bùa để hộ thân. Bùa của Đại đao hội viết: “Tổ Chu Công làm cho súng không nổ, Tiên Đào Hoa khiến đạn hóa thành bùn”.

Tất nhiên, quyền thuật và bùa chú không thể chống nổi với súng đồng, đại bác, nên cuối đời Thanh nhiều bang hội bị tiêu diệt hoặc chuyển phương thức hoạt động như Thiên địa hội.

Theo Theo Thanh niên
MỚI - NÓNG