>> Thầy giáo hiếp nữ sinh lớp 4 : 'Bố ơi, con đã phạm tội!'
Các chuyên gia cho rằng nên có những biện pháp đột phá để bảo vệ học sinh trước nạn xâm hại tình dục. Ảnh: Quý Hiên |
Ông Hùng nói: Ngành GD&ĐT coi việc giáo dục đạo đức người thầy là việc làm thường xuyên chứ không phải công việc mang tính chất mùa vụ. Trước một số vụ việc mới xảy ra gần đây, ngày 16/4/2009, Bộ GD&ĐT có chỉ thị 8077 về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh đạo đức nhà giáo do Bộ trưởng GD&ĐT ký.
Chúng tôi vừa soạn thảo công văn yêu cầu các nơi tổ chức quán triệt thực hiện tốt chỉ thị 8077 về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh đạo đức nhà giáo. Văn bản này đang trình lãnh đạo Bộ ký trong nay mai.
Văn bản này có gì tiến bộ so với chỉ thị trước và có thể góp phần ngăn chặn các sự việc tương tự không?
Công văn yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục từ phổ thông đến đại học phải tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc hơn nữa tinh thần của chỉ thị, phải coi việc chấn chỉnh đạo đức người thầy là nhiệm vụ quan trọng của đơn vị.
Chất lượng đào tạo hiện chưa đáp ứng nhu cầu làm xã hội bức xúc, những chuyện đau lòng gần đây nếu còn tiếp tục xảy ra sẽ làm bức xúc trong xã hội càng tăng. Môi trường giáo dục phải được gìn giữ như là một thánh địa trong sáng, tốt đẹp và tuyệt đối không thể chấp nhận những việc như đã xảy ra.
Nội dung giáo dục về đạo đức người thầy phải được tổ chức trong các cuộc giao ban hàng tuần của nhà trường, công đoàn, chi bộ, các đoàn thể để nhắc nhở thường xuyên cũng sẽ có tác dụng ngăn chặn những vụ việc đáng tiếc xảy ra như vừa qua.
Ở một số nước mà chúng tôi biết, các trường học dán áp phích về xâm hại tình dục học sinh ở mọi nơi (lớp học, nhà vệ sinh, cầu thang…) để cảnh tỉnh người có ý định xâm hại và học sinh biết cách phòng và tránh. Chúng ta có nên làm như vậy không?
Theo tôi thì rất nên làm điều đó. Tuy nhiên, việc làm phải tế nhị để không làm tổn hại đến mối quan hệ thầy trò và hình ảnh giáo viên vì trong hàng ngàn vạn người thầy mới có một người thầy có hành vi xâm hại tình dục.
Đối với học sinh nhỏ tuổi, như nữ sinh lớp 4 hoặc có trường hợp là trẻ mẫu giáo không thể tự vệ, các cơ sở giáo dục có biện pháp gì để bảo vệ các em?
Trên thực tế, ở các trường mầm non, số lượng thầy giáo hầu như rất ít. Các thầy nhiều hơn từ bậc tiểu học. Vì vậy, các trường phải có sự sàng lọc khắt khe đối với người thầy, phải đặt vấn đề đạo đức người thầy lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, phải có sự giám sát thường xuyên của nhà trường và khi phát hiện họ có biểu hiện bất thường phải ngăn chặn ngay.
Trong tiêu chí tuyển dụng, ngành có nên đặt thêm những tiêu chí để nâng cao đạo đức người thầy?
Trong tiêu chí tuyển chọn có một điều kiện là không xâm hại đến người học. Không thể nói thẳng tuột ra một chuyện xâm hại tình dục vì đôi khi đó là sự xúc phạm đối với đội ngũ người giáo viên vốn cơ bản là tốt đẹp. Theo tôi, vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thường xuyên, theo dõi, giám sát là cực kỳ quan trọng.
Ngành giáo dục có chấp nhận những kẻ gọi là thầy đã phạm tội không?
Không thể chấp nhận được những con người như thế tồn tại trong ngành giáo dục. Những kẻ phạm tội sẽ bị xử lý theo pháp luật và ngành giáo dục cũng không chấp nhận những kẻ này.
Xin cảm ơn ông.
Thầy không được cho học sinh khác giới vào phòng riêng Bà Nguyễn Thị Tính - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Nhà trường nên thường xuyên tổ chức những hoạt động giáo dục chân - thiện - mỹ cho cả thầy và trò như rèn luyện thể chất, sinh hoạt văn hóa tinh thần cho trò. Việc trang bị cho học sinh những kiến thức cụ thể như các em gái không nên đi một mình đến chỗ người khác giới dễ bị tấn công và khi gặp nạn thì phải hành động ra sao, như thế nào là bị quấy rối tình dục hay bị xâm hại cũng rất quan trọng. Cũng nên có nội quy thầy giáo không được cho học sinh khác giới vào phòng riêng. |
Hồ Thu