Hoa hậu Nhật Bản gây phẫn nộ vì mặc trang phục dành cho người chết tại Miss Universe

0:00 / 0:00
0:00
Hoa hậu Nhật Bản gây phẫn nộ vì mặc trang phục dành cho người chết tại Miss Universe
TPO - Hoa hậu Nhật Bản Juri Watanabe bị chỉ trích dữ dội trên mạng xã hội về bộ đồ cô mặc trong phần thi trang phục dân tộc tại Miss Universe 2021.

Trong phần thi trang phục dân tộc tại Miss Universe (Hoa hậu Hoàn vũ) 2021, Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản Juri Watanabe gây chú ý bởi bộ kimono cách tân do nhà thiết kế người Israel Aviad Arik Herman tạo ra nhân kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Israel.

Ban tổ chức giới thiệu, trang phục tôn vinh “văn hóa thời trang Harajuku Nhật Bản” và lấy cảm hứng từ ngôi sao nhạc pop Israel Netta, quán quân cuộc thi Eurovision Song, thích mặc kimono trên sân khấu.

Được biết, Harajuku là phong cách thời trang đường phố độc đáo, lấy theo tên khu phố thuộc quận Shibuya (Tokyo, Nhật Bản). Thời trang Harajuku thường hướng đến sự sặc sỡ, lạ mắt, cầu kỳ từ trang phục đến phụ kiện, cách trang điểm và chịu ảnh hưởng nhiều từ các nhân vật truyện tranh.

Bộ trang phục tưởng chừng như vừa gây ấn tượng, vừa mang ý nghĩa sâu sắc lại không nhận được sự ủng hộ của dư luận đất nước Mặt trời mọc, tạo ra “làn sóng” chỉ trích gay gắt.

Hoa hậu Nhật Bản gây phẫn nộ vì mặc trang phục dành cho người chết tại Miss Universe ảnh 1

Bộ kimono của Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản trong phần thi trang phục dân tộc tại Miss Universe 2021 bị "ném đá".

Một số người nhận xét, tượng mèo vẫy tay chào và phong cách cosplay nhân vật Thủy thủ Mặt trăng góp phần tạo nên hình ảnh khuôn mẫu của Nhật Bản. Nhiều người khác khó chịu và đặt câu hỏi tại sao chữ “Nhật Bản” lại viết trên ngực Watanabe.

Ngoài ra, không ít người phản đối hình quốc kỳ Nhật Bản trên tay áo và quốc huy hình hoa cúc của Hoàng gia Nhật Bản đặt ở trên thắt lưng. Theo họ, những điểm nhấn trên trang phục này thể hiện sự thiếu tôn trọng xứ sở Phù Tang.

Một điểm gây tranh cãi khác là chiếc kimono cách tân của Watanabe có vạt gấp từ bên phải qua bên trái – chỉ được thấy trên kimono dành cho người chết, theo Japan Today.

“Xin chào, tôi nghĩ rằng đó là một bộ trang phục tuyệt vời về tổng thể, nhưng có một điểm đáng tiếc rằng đây là ‘trang phục của người chết’. Nếu một người sống mặc kimono, cách gấp vạt áo sẽ làm ngược lại. Những hình ảnh rất khuôn mẫu (mèo vẫy tay chào, cờ, chữ viết Kanji…) không phản ánh chân thực văn hóa Nhật Bản. Việc để lộ da thịt khi mặc kimino chắc chắn không phải là một phần của điều đó. Thật thất vọng khi nền văn hóa của chúng tôi không được thể hiện chính xác”, một người bức xúc.

“Tại sao đại diện Nhật Bản lại mặc bộ trang phục điên rồ này trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ?”, người dùng mạng khác lên án.

Hiện Juri Watanabe, nhà thiết kế và ban tổ chức Miss Universe chưa phản hồi về tranh cãi trên.

Hoa hậu Nhật Bản gây phẫn nộ vì mặc trang phục dành cho người chết tại Miss Universe ảnh 2

Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản 2021 Juri Watanabe.

Juri Watanabe (25 tuổi) đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản 2021 hồi cuối tháng 9. Cô sở hữu chiều cao 1m7, mang trong mình hai dòng máu Nhật Bản và Hàn Quốc. Không chỉ xinh đẹp, cô còn có thành tích học tập nổi bật khi tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học California (Mỹ), thành thạo 4 thứ tiếng (Nhật, Anh, Trung và Hàn).

Tại chung kết cuộc thi Miss Universe diễn ra ngày 13/12, cô dừng chân ở Top 16. Ngoài ra, cô từng đoạt danh hiệu Miss Asia USA 2016, đại diện Kyoto dự thi Miss World Japan 2019 và vào Top 10 chung cuộc.

Theo Republic World
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.