[HỒ SƠ] Thảm sát ở Mali: Hậu quả khủng khiếp của xung đột sắc tộc

Những người nông dân dân tộc Dogon ở miền Trung Mali. Ảnh minh họa.
Những người nông dân dân tộc Dogon ở miền Trung Mali. Ảnh minh họa.
TPO - Đại diện Liên Hợp Quốc tại Mali đã kêu gọi những nỗ lực toàn quốc để chấm dứt vòng xoáy bạo lực sau vụ thảm sát tại khu vực miền Trung nước này khiến ít nhất 95 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Đêm 9/6, các tay súng đã đã đột kích vào một làng ở gần thành phố Bandiagara có vẻ như là một cuộc tấn công trả thù. Vụ tấn công này là vụ thảm sát thứ hai trong năm nay tại Mali. Hồi tháng 3, chính phủ nước này đã sa thải một loạt các chỉ huy quân đội sau một cuộc tấn công tương tự do dân quân địa phương, những người lính xuất ngũ, thực hiện khiến ít nhất 150 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.

[HỒ SƠ] Thảm sát ở Mali: Hậu quả khủng khiếp của xung đột sắc tộc ảnh 1

Sơ đồ vị trí khu làng bị thảm sát đêm 9/6 vừa qua khiến ít nhất 95 người thiệt mạng.

Ông Mahamat Saleh Annadif, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Mali cho biết ngày 10/6: “Vụ tấn công này đã đạt tới ngưỡng không thể dung thứ được và đây là thời điểm bùng nổ bạo lực cấp quốc gia. Thảm kịch này gợi cho chúng ta nhớ rằng,  không có người tốt và người xấu trong các vòng xoáy bạo lực”.

Xung đột giữa các cộng đồng ở Mali và các quốc gia Tây Phi thời gian gần đây đang được châm ngòi bởi sự kết hợp độc hại giữa biến đổi khí hậu, tăng dân số và sự sao nhãng quốc gia, cộng với sự lợi dụng của các phiến quân Hồi giáo.

Tình trạng này đã nhận được sự can thiệp của quân đội Pháp và Liên Hợp quốc. Các vụ tấn công hồi đầu năm nay là đỉnh điểm của cuộc xung đột giữa nông dân chống lại những người chăn gia súc người Fulani, cộng đồng chiếm ưu thế.

Cao trào của vòng xoáy bạo lực

Ngay sau khi nhận được báo cáo về vụ sát hại vô luật  làm gần 100 người thiệt mạng tại miền Trung Mali, bà Marie- Evelyne Petrus Barry, Giám đốc cơ quan Ân xá quốc tế tại khu vực Tây và Trung Phi cho biết: “ Đây là vụ giết hại dân thường đáng khinh bỉ ở Mali và là chương mới nhất về một vòng xoáy bạo lực tấn công đất nước này. Nó cho thấy sự coi rẻ mạng sống con người.  Tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng và bạo lực được báo cáo tại miền trung Mali cho thấy các vụ giết người, mất tích và đốt cháy các ngôi làng được diễn ra trên một quy mô khủng khiếp”.

Bà Marie- Evelyne Petrus Barry cho biết thêm: “Nhà cầm quyền nước này cần phải điều tra ngay lập tức các vụ giết người vô luật này và đem những kẻ phải chịu trách nhiệm cho các vụ tấn công này ra trước công lý. Các cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng này cần phải đưa vấn đề bảo vệ thường dân là vấn đề thảo luận trọng tâm nhằm từng bước chấm dứt tình trạng dơ bẩn  này tại Mali”.

Theo các quan chức chính phủ Mali, vụ thảm sát tại làng Sobame Daglia làm ít nhất 95 người thiệt mạng là vụ thảm sát mới nhất trong các cuộc xung đột sắc tộc đang gia tăng dưới sự kích động của các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Người phát ngôn của Bộ Công an Mali cho biết, hiện vẫn còn 19 người bị mất tích sau khi người dân tộc Dogon ở làng này bị tấn công vào lúc 3 giờ sáng. Nhà cửa đã bị đốt cháy và gia súc bị giết.

Hiện chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công này, mặc dù căng thẳng đã leo thang kể từ khi dân quân Dogon bị cáo buộc thực hiện một cuộc thảm sát tại làng có người dân tộc Peuhl hồi tháng 3 vừa qua khiến ít nhất 157 người chết. Đây là vụ xung đột chết người nhiều nhất trong năm 2019.

Chính quyền bất lực

Vụ thảm sát này đã cho thấy sự bất lực của các lực lượng an ninh Mali trong việc kiểm soát bạo lực đang lây lan. Các vụ bạo loạn này được cho là do các chiến binh cực đoan có liên kết với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng ( IS) và al-Qaida và làm tăng nguy cơ sợ hãi giữa các cộng đồng sợ hãi và buộc họ phải tự vũ trang cho mình.

Mali từ lâu đã chiến đấu với các phần tử Hồi giáo cực đoan tại miền bắc xa xôi. Với sự can thiệp của quân đội Pháp, Mali đã giải tán được các chiến binh Hồi giáo khỏi các thị trấn lớn ở khu vực này. Trong những năm gần đây, các chiến binh cực đoan đã thâm nhập các cộng đồng ở phía nam, gây ra sự thù dịch giữa các nhóm sắc tộc ở khu vực này với dân số ngày càng đông hơn.

Trong khi đó, Tổng thống Mali cam kết sẽ dập tắt lực lượng dân quân này. Một số lãnh đạo của người Peuhl đã thề sẽ thực hiện các cuộc trả thù cho vụ thảm sát hồi tháng 3 vừa qua. Lãnh đạo dân quân Youssouf Toloba đã phủ nhận các chiến binh của mình có tham gia vụ thảm sát này. Vụ thảm sát hồi tháng 3 do một số chiến binh đã từng xuất ngũ thực hiện.

Ngày 10/6, Tabital Pulaaku, một đại diện cho cộng đồng Peuhl đã đưa ra tuyên bố chỉ trích “vòng xoáy bạo lực” này là do sự vắng mặt của cơ quan cầm quyền nhà nước và động cơ bẩn thỉu của những kẻ tấn công.

“Sự mất an ninh và thảm sát quy mô lớn này đã bị các nhóm khủng bố lợi dụng sẽ là những hạt giống cho toàn bộ những bất ổn lâu dài trong khu vực này”, tuyên bố viết.

Người Peuhl bị buộc tội làm việc cùng với các chiến binh thánh chiến của tổ chức IS Greater Sahara để tấn công các làng Dogon và ngăn chặn người dân canh tác đất đai của họ.

Ngược lại, Peuhl đã cáo buộc người Dogon đang hợp tác với quân đội của Mali, mặc dù không có kết luận nào cho thấy sự hỗ trợ của nhà nước.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, lực lượng dân quân Dan Na Ambassagou đứng đằng sau bạo lực dẫn đến số người chết cao hơn nhiều, một phần vì nhóm này có vũ khí tinh vi hơn.

Các nhóm thợ săn ở nông thôn Mali đã "trở thành các nhóm bán quân sự" vì họ lập luận rằng họ cần phải bảo vệ cộng đồng của mình nếu lực lượng an ninh Mali không thể bảo vệ họ.

Theo Bloomberg, Times
MỚI - NÓNG