Ngôi biệt thự này có giá trị thị trường lên tới hàng triệu USD |
Dân phải chuyển đi vì lợi ích công, nhưng…
Một cán bộ trực tiếp thực hiện thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa vô cùng bức xúc trước thông tin Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội có ý định bán căn biệt thự này cho ông Hoàng Văn Nghiên.
“Đầu những năm 90 Hà Nội có chủ trương thu hồi 30 biệt thự trên địa bàn thành phố để cho người nước ngoài thuê.
Ai được sử dụng ngôi nhà cũ của ông Nghiên, ông Vượng? Ngày 4/4/2002, gia đình ông Hoàng Văn Nghiên chuyển nhà từ 406 nhà K11B tập thể Bách Khoa (chứ không phải 404 như báo cáo của Thành ủy Hà Nội) đến 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Ngày 20/2/2003, ông Phạm Anh Tuấn là lái xe của ông Nghiên chuyển đến ở tại phòng 406. Trước đó ông Tuấn ở phòng 302 E3 Bách Khoa. Sau khi ông Vượng chuyển khỏi nhà 112 K2 tập thể Hào Nam, nhà này được một cán bộ của Văn phòng UBND TP Hà Nội “tiếp quản”. |
Chủ trương này xuất phát từ việc Hà Nội khi đó chưa có khách sạn cao cấp đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài. Hơn thế, việc cho thuê các ngôi biệt thự sẽ giúp tăng nguồn thu ngoại tệ cho Thủ đô”- Vị cán bộ này nhớ lại.
Vì lý do đó, nhiều cơ quan chức năng của Hà Nội như Sở Nhà đất, Sở Xây dựng, Sở Tài chính... đã vào cuộc tích cực.
Khi đó biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa có 12 hộ dân sinh sống theo diện thuê lại của thành phố. Ban đầu, nhiều hộ dân phản đối gay gắt việc thu hồi biệt thự. Tuy nhiên, khi được tuyên truyền, cơ bản các hộ dân đã đồng tình di chuyển đi vì sự ra đi của họ là vì lợi ích chung. Tất nhiên, những hộ phải di dời đã được thành phố bồi thường thỏa đáng khoảng 50-60 m2 đất/hộ.
Sau khi được thu hồi, biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa được Sở Nhà đất cho một người Nhật thuê với giá 5.000 USD/tháng. Họ đã đầu tư khá nhiều tiền để cải tạo ngôi biệt thự. Được vài năm, hợp đồng hết hạn, ngôi biệt thự được cho một cơ quan của thành phố mượn tạm. Đầu năm 2002, ông Hoàng Văn Nghiên và gia đình về ở.
“Nếu biết ngôi biệt thự sẽ dành bán cho cán bộ thành phố ở thì chắc chắn chúng tôi và nhân dân tại 12 Nguyễn Chế Nghĩa không thực hiện việc thu hồi biệt thự này”- Vị cán bộ khẳng định. Trao đổi với Tiền phong, một cán bộ của Sở TNMT&NĐ cho biết, giá thuê nhà biệt thự hiện nay vào khoảng 2.400 đ/m2.
Như vậy thay vì khoản thu cho thuê biệt thự 5.000 USD/tháng, Sở TN-MT&NĐ chỉ thu được khoảng 500.000 đồng/tháng. Và nếu tính từ ngày ông Nghiên về ở biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (4/4/2002) đến nay tròn 54 tháng thì Hà Nội thất thu khoảng 270.000 USD (4 tỷ đồng).
Trong lúc cán bộ, nhân dân Thủ đô còn rất “khó khăn” về chỗ ở thì việc ông Hoàng Văn Nghiên được thuê ở biệt thự quá sang trọng với giá như vậy xem ra không hợp lý lắm. Số tiền cho thuê biệt thự với giá thị trường trong 4 năm này đủ để giải quyết khó khăn nhà ở cho nhiều cán bộ của thành phố.
Hà Nội có thực hiện đúng quy định?
Một cán bộ nguyên là lãnh đạo Sở Nhà đất Hà Nội cho biết, từ năm 1994 Nhà nước đã bãi bỏ việc bao cấp về nhà ở cho cán bộ. Tiền nhà ở được tính vào lương.
Chương 2, điều 5, Nghị định 61 quy định: Nhà nước thực hiện bán nhà ở cho người đang thuê phần diện tích đang được thuê để người mua nhà ở có điều kiện cải thiện chỗ ở, trừ các loại nhà dưới đây: - Nhà ở thuộc khu vực quy hoạch xây dựng các công trình khác hoặc cải tạo thành nhà ở mới. - Nhà chuyên dùng đang bố trí tạm thời làm nhà ở (khách sạn, nhà nghỉ, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, kho tàng và các loại nhà chuyên dùng khác). - Biệt thự các loại có kế hoạch dùng làm công thự hoặc dùng vào mục đích khác. |
Thêm nữa, Hà Nội cũng ban hành quy định nếu do điều kiện nhà ở chật chội phải chuyển đổi chỗ ở mới thì diện tích tối đa được chuyển đổi là 60 m2 (đối với nội thành), 80 m2 (đối với khu vực giáp ranh) và 120 m2 (đối với khu vực ngoại thành).
Vậy nhưng không hiểu sao, năm 2001 Hà Nội lại chấp thuận cho ông Hoàng Văn Nghiên chuyển đổi đến ở ngôi biệt thự 410 m2. Điều này có đúng với quy định của nhà nước và của thành phố Hà Nội?
Có phải vì thế mà trong báo cáo của Thành ủy Hà Nội gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã giải thích về việc ông Nghiên đến ở 12 Nguyễn Chế Nghĩa là:
Thường trực Thành ủy thống nhất chủ trương vận dụng chính sách, trước mắt giải quyết cải thiện nhà ở cho một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt thành phố.
Có thể thấy trong lúc Hà Nội đã phải hỗ trợ đến 500 m2 đất cho 12 hộ dân để có được biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa để rồi dự định bán ngôi biệt thự này chưa đến 1 tỷ đồng là việc làm rất khó hiểu.
Nhưng điều quan trọng hơn là liệu việc ông Hoàng Văn Nghiên, ông Phan Văn Vượng được đến ở nhà công của thành phố Hà Nội có đúng đối tượng? Và nếu không đúng đối tượng thì ai sẽ phải bù đắp khoản tiền thất thu nhiều tỷ đồng cho ngân sách?
Rút hồ sơ bán biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa Chiều 28/9, ông Vũ Văn Hậu-Giám đốc Sở TN-MT&NĐ Hà Nội cho biết: Sở đã chính thức đề nghị thành phố cho rút lại Công văn 3285/TNMTNĐ-B61 (ngày 24/8/2006) về việc giải quyết bán nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho ông Hoàng Văn Nghiên và nhà 52 Tuệ Tĩnh cho ông Phan Văn Vượng (bán theo NĐ 61). Công văn 3285 do ông Nguyễn Đăng Bình-Phó Giám đốc Sở TN-MT&NĐ, Phó Chủ tịch Hội đồng bán nhà 61 ký, trình thành phố. Văn bản xin rút lại công văn trên cũng do ông Bình ký. Ông Hậu cho biết đây là văn bản mật, nên không thể cung cấp cho báo chí. Về lý do phải trình thành phố hồ sơ bán nhà, ông Hậu giải thích: Những trường hợp này là cán bộ lãnh đạo thành phố, khi thuê nhà vẫn đương chức, do vậy Sở phải trình thành phố quyết định. Về lý do xin rút Công văn số 3285, ông Bình không trả lời. Việc Sở TN-MT&NĐ có Công văn 3285 về việc giải quyết bán nhà cho ông Nghiên, ông Vượng là bất bình thường, vì Sở này đã biết chắc hai biệt thự có trong diện được bán hay không. Nguyễn Tuấn |
Hà Thành
Ý kiến bạn đọc
Tên: Người dân
Chúng tôi mong Thành phố nên nhanh chóng thu hồi lại căn biệt thự này vì giá trị của nó rất lớn. Hoặc vì mục đích công có thể coi ngôi biệt thự này là nơi ở của vị chủ tịch Thành phố đương nhiệm , khi hết nhiệm kỳ công tác lại bàn giao cho vị tiếp theo. Đó là điều nên làm ngay, đừng tạo tiền lệ không tốt cho sau này.
Mong các vị nhớ rằng 12 hộ dân đã phải di chuyển chỗ ở để trả lại ngôi biệt thự này và hiện nay thành phố mất nguồn thu hàng trăm triệu đồng một tháng(nếu cho thuê). Mong ông Nghiên nên gương mẫu trả lại ngôi biệt thự trên .
Tên: Hồ Viêt Tư
Đọc các tin về việc Hà Nội có ý định ban biệt Thự cho ông Hoàng Văn Nghiên nguyên Chủ tịch UBND thành phố tôi nao lòng. Cứ cái đà này thì các Chủ tịch UBND nhiệm kỳ sau con đâu biệt thự mà được bán theo dạng này.
Ở Huế trước năm 1975 có một dinh tỉnh trưởng, bất kỳ ai làm tỉnh trưởng thì xin mời vào ở. Hết làm thì phải để cho người khác vào thay. Cứ thế chẳng ai có ý kiến gì. Tôi nghĩ chúng ta cũng nên nghĩ đến nhà công vụ, một đồng chí khi đảm nhận trọng trách của thành phố mà nơi ở nhếch nhác là không nên, phải được bố trí chỗ ở đàng hoàng bởi vì còn là "Phương diện quốc gia", nhưng khi thôi chức thì phải chuyển nhà công vụ đó cho người kế nhiệm.
Có như vậy thì dân cũng chịu mà cán bộ cũng hoan nghênh.
Tên: nguyen liem chinh
Đọc những bài báo về vấn đề bán nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho ông Nghiên, là một CBCNV nhà nước đã về hưu, tôi hiểu rằng : Nghị định 61/CP chỉ bán cho các cá nhân và gia đình đang thuê nhà của Nhà nước , mà trước đây thời bao câp được Nhà nước phân cho ở theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước đối với từng đối tượng.
Ví dụ cấp Bộ trưởng và thứ trưởng được phân bao nhiêu m2, cấp thấp hơn được phân bao nhiêu m2. Chứ còn nhà 12 Nghuyễn Chế Nghĩa nếu xét theo tiêu chuẩn phân nhà cho cán bộ thì ông Nghiên làm sao đủ điều kiện để bố trí ở nhà rộng như vậy. Có chăng thành phố bố trí cho ông ở cũng là nhằm mục đích giải quyết chỗ ở , mặt khác có chỗ tiếp khách nước trong và nước ngoài tại gia đình nhằm phục vụ cho công việc chung của thành phố.
Nay ông nghỉ hưu, đáng lẽ ông phải làm đơn tự nguyện trả lại nhà cho thành phố và đề nghị thành phố bố trí cho ông ở chỗ khác thì mới đúng , mà điều này ông đã từng là lãnh đạo của thành phố thì ông quá hiểu, sao ông lại làm đơn xin mua lại căn nhà theo nghị định 61/CP. Người dân cũng mong nhân được ý kiến của ông trả lời công luận về việc làm này của ông.
Tên: Bùi Văn Vũ
Tôi rất bất xúc trước giá Nhà đất đưa ra của Hội đồng bán nhà 61. Nếu tính theo bảng giá trên thì tài sản của Nhà nước bị thất thoát quá nhiều. Yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Hội đồng này và cơ sở tính giá để người dân biết. Theo quan điểm của tôi thì tất cả các nhà của Nhà nước đang cho thuê nay bán theo 61 phải theo giá trị thực của thị trường và phải niêm yết công khai để người dân có nhu cầu mua được đấu giá.
Tên: Nguyen Duc Chinh
Theo như Tiền Phong đã đưa tin việc cho thuê rồi bán nhà "biệt thự" cho Ô Nghiên là nhằm giải quyết khó khăn về nhà ở cho các Cán bộ thành phố. Cũng theo Tiền Phong ngôi nhà này có giá giạ cả triệu đô la, vậy là một bạn đọc tôi xin hiến kế để "vẹn cả đôi đường".
Nên chăng Chính quyền thành phố tổ chức bán đấu giá ngôi nhà này và dùng số tiền bán được xây một chung cư cao cấp tại khu vực Mỹ Đình, Linh Đàm hoặc Bắc Thăng Long chẳng hạn như vậy thì:
1. Có thể giải quyết được nhà ở cho Đ/c Nghiên và thậm chí cho nhiều đồng chí khác nữa.
2. Tránh được những điều tiếng không hay (mất lòng tin của dân).
Đây tuy không phải là một ý kiến hay song các nhà chức trách thành phố cũng nên tham khảo.
Tên: Nguyễn Thị Hạnh
Đọc báo Tiền phong bất cứ ai cũng bất ngờ rằng trong bao nhiêu năm ông Nghiên ở thuê trong ngôi biệt thự đó, thành phố đã mất đến hàng tỷ đồng. Và với Hà nội, số tiền thất thoát còn lớn hơn nhiều vì còn rất nhiều quan chức khác cũng đang ở "thuê" trong nhiều biệt thự khác trong thành phố.
Số tiền hàng trăm tỷ đó có thể làm cho dân nghèo bớt cực được không, chắc ai cũng trả lời được. Tại sao hàng năm, Hà nội nói riêng và các tỉnh nói chung, cứ đòi tiền từ ngân sách hạn hẹp mà không tìm cách sử dụng những tài sản công có hiệu quả hơn?
Tên: Hoà Minh Tân
Tôi rất mong Tiền Phong đăng công khai về tiêu chuẩn nhà ở của cán bộ cao cấp ở ta được qui định theo văn bản pháp luật nào? và cụ thể ra sao? Khi về hưu đang sử dụng ra sao?
Tên: an thanh Luong
Tôi đã đến ngó ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa . Tôi thấy nếu ông thị trưởng nào lên cầm quyến cũng chiếm dụng một biệt thự như thế thì Hà Nội còn đâu biệt thự cho các bậc hạ bối .
Ở Trung Quốc có Khu Trung Nam Hải dành cho các quan chức . Khi không còn là quan chức họ tự nguyện trả nhà cho nhà nước và về sống bình thường như những phó thường dân khác.
Ông cựu thị trưởng cũng nên trả lại ngôi nhà không còn đúng tiêu chuẩn được hưởng. Thành phố nên cho ông mua một căn hộ chung cư như mọi người dân khác và ngôi nhà biệt thự ông cựu thị trưởng đang ở nên biến thành nhà trẻ hay nhà mẫu giáo.. Những gì tốt đẹp nhất nên dành cho thế hệ tương lai.
Chúng ta hy sinh chiến đấu để cho con cháu chứ mình thì cần gì. Ông cựu thị trưởng chắc chắn không thiếu chỗ ở.
Tên: GiangNT
Sau khi đọc các Thông tin về việc Bán Ngôi nhà trị giá hàng triệu đô cho Ông Hoàng Văn Nghiên tôi thật sự bất ngờ, có lẽ nếu không có tiếng nói của Báo chí thì việc mua bán này chắc chắn sẽ diễn ra suôn sẻ và hàng chục tỷ của Nhà nước, của Nhân dân đã chảy vào túi cá nhân một cách hợp pháp.
Tôi đề nghị UBND thành phố Hà nội sẽ không chỉ dừng lại ở hai trường hợp mà Báo chí đã phát hiện, nên rà soát lại công tác quản lý đất công, biết đâu đã có nhiều trường hợp tiền lệ trước đó rồi.
Qua sự việc này, một lần nữa người dân phải cảm ơn báo chí, không có báo chí hoặc nhân dân những vụ việc kiểu thế này sẽ không bao giờ lộ diện. Cả bộ máy chính quyền kiểm soát từ Tài chính, Nhà đất... chỉ có báo cáo thành tích mà thôi, có bao giờ chủ động ngăn chặn và phát hiện sai phạm đâu.
Tên: Phan hoang
Tôi không hiểu rõ về nghị định 61 ?Nhân tiện đây quý báo nên đăng lại nghị định cho người dân được xem, ở đất nước ta biết bao cán bộ công tác hàng chục năm trời không kiếm được một miếng đất để dưỡng già, nghị định này dành cho ai ?
Ở các nước khác trên thế giới cũng thế, tài sản công chỉ sử dụng khi anh còn đương chức, không thể nào đủ tài sản công để chia cho các vị có chức có quyền khi về hưu rồi vẫn còn hưởng lộc ..
Tên: Nguyễn Ngọc
Các bác ý lên truyền hình cứ phát biểu này, phát biểu nọ thấy các bác có một tấm lòng thật nhân hậu, rất yêu dân, rất đồng cảm với đồng bào. Nhiều khi, nghe các bác phát biểu mà mình rơi nước mắt.
Còn cái vụ nhà này đề nghị là bán đấu giá công khai, nếu các vị "trữ" đủ tiền thì xin mời các vị cứ đấu giá.
Tên: Nguyễn Bình Sơn
Một điều hiển nhiên là rất vô lý như vậy lại sắp diễn ra nếu như Báo TP không kịp đưa tin. Là một công dân TP HN tôi hoan nghênh sự thông tin kịp thời này và tôi cũng kịch liệt phản đối khi tài sản của nhà nước bị bán rẻ hay có thể nói là cho không một cách dễ dãi đến như vậy.
Biết bao khu nhà TT trong TP còn đang xuống cấp trầm trọng, diện tích không đủ ở phải cơi nới thêm đầy sự nguy hiểm, TP thì chưa đủ tiền đầu tư cải tạo lại ấy vậy mà TP lại có nhà biệt thự trị giá hàng chục tỷ đồng bán rẻ đến như vậy.
Là một KTS cũng đang ở trong một căn hộ TT không được rộng lắm và cũng đã cũ lắm tôi chỉ mong TP có dự án đầu tư cải tạo lại để TP đưọc đẹp hơn và ở rộng hơn bây giờ ấy vậy mà xem được tin này thì .....Theo ý kiến của tôi TP nên đem ra đấu giá. Trân trọng cảm ơn!
Tên: Trần Hiếu
Thật là buồn
Nhìn cháu bé ngồi mệt lã dưới gốc cây xà cừ.Tôi hỏi cháu nhà cháu ở đâu nó không có nhà cửa phải ở lang thang ngoài phố ngày cũng như đêm lấy hè đường làm nhà, tôi xúc động và thương cháu bé lắm .
Hôm nay đọc bài báo" Bán biệt thự cho ông Hoàng Văn Nghiên" cựu chủ tịch UBND Thành phố Hà nội tôi vô cùng buồn. Ông nên trả lại nhà cho Nhà nước vì đó là tài sản của Nhân dân và cũng là của cháu bé ngồi dưới gốc cây xà cừ đó nữa. Cảm ơn các nhà báo đã dũng cảm nói ra cái cần phải nói.
Tên: Nguyễn Chính Trực
Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung nên thực hiện chế độ nhà/biệt thự công vụ cho các vị lãnh đạo để quỹ đất (vị trí đẹp, diện tích rộng) không bị mất dần vào tay tư nhân (nghỉ hưu rồi thì cũng phải làm người dân như những người khác thôi).
Nếu không làm như vậy thì nếu các vị lãnh đạo về sau cũng đòi hỏi sự công bằng (đây là đòi hỏi không có gì sai) thì lấy đâu ra đất nhà to, vị đẹp cho các vị. Ở đây là chưa bàn đến chuyện giá mua (nếu quá bất hợp lý thì không chỉ có các vị lãnh đạo sau này thấy không công bằng mà mọi người dân đều sẽ khẳng định như vậy).