Đoàn tàu đã được đặt vào đúng vị trí tại ga Văn Khê – một trong 12 ga nằm trên tuyến. Bạt phủ các toa tàu đã được tháo ra, để lộ gần như toàn bộ ngoại thất. Tàu gồm 4 toa với tổng chiều dài khoảng 90 m, trong đó có 2 toa ngắn hơn (vừa là nơi vận hành vừa chứa khách), 2 toa dài hơn nằm giữa đoàn tàu. Tàu vẫn giữ nguyên màu xanh lá cây như tàu mẫu trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) hồi tháng 10-11/2015.
Phần đầu tàu với hàng chữ Cát Linh – Hà Đông và hình ảnh Khuê Văn Các đã được làm dày nét để đảm bảo nổi bật, dễ nhìn, dễ đọc.
Cửa vào khoang lái và khoang lái. Theo quan sát ban đầu, các chi tiết đã được chỉnh sửa tinh tế và đẹp mặt hơn tàu mẫu. Các nút bấm/vặn sử dụng tiếng Trung trước đây đã được chuyển thành tiếng Việt.
Nội thất đoàn tàu chụp từ ngoài cửa kính (vì cửa ra vào vẫn chưa được mở). Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt, tàu được bổ sung 3 tay nắm ở mỗi hàng dọc phía ghế trên ngồi, đảm bảo ít nhất 6 người ngồi ghế và 9 người đứng bám tại vị trí gần ghế.
Số chỗ ngồi ưu tiên (màu cam vàng) cũng được tăng từ 1 lên 2 chỗ ở mỗi ghế băng. Điều chỉnh bản đồ LED (tăng kích thước đèn báo, đường bản đồ, cỡ chữ) phía trên cửa ra vào để cho rõ ràng hơn, sáng hơn giúp hành khách dễ đọc.
Các chi tiết cho thấy tàu được chế tạo tại Trung Quốc.
Các ký hiệu, hướng dẫn bằng tiếng Trung đã được thay thế sang tiếng Việt sau khi được người dân, các cơ quan chức năng góp ý.
Khu vực nối giữa hai toa tàu.
Hiện tại, cửa đoàn tàu vẫn chưa được mở. Dự kiến, trong vài ngày tới, Bộ GTVT chính thức mở cửa tàu và ra mắt nhà ga mẫu.