Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo việc thực hiện kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc cải tạo, nâng cấp công viên, vườn hoa giai đoạn 2021-2025. Theo đó, cấp thành phố đầu tư cải tạo 4 công viên (Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất, Hòa Bình); cấp quận cải tạo 41 công viên, vườn hoa bằng nguồn vốn ngân sách quận. |
Công viên Thống Nhất (quận Đống Đa) được xây dựng lâu đời ở Hà Nội, rộng khoảng 50ha. Tọa lạc tại vị trí đắc địa, tiếp giáp 4 mặt phố và có hồ Bảy Mẫu nằm giữa trung tâm công viên. |
Trong suốt hàng chục năm vận hành, công viên Thống Nhất đã trải qua nhiều lần tu sửa. Tháng 12/2022, thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội, công viên Thống Nhất được thí điểm hạ một phần hàng rào dài khoảng 400m, trở thành công viên “mở” kết nối với không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận. |
Công viên Thủ Lệ (quận Ba Đình) đã đi vào hoạt động gần 50 năm nay, với diện tích hơn 28ha, trong đó, 6ha diện tích hồ nước, còn lại là đất tự nhiên, khuôn viên bố trí vườn thú và các khu vui chơi. Ghi nhận tại công viên, hiện nhiều lan can, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. |
Với tổng diện tích lên tới 28 ha, công viên Thủ Lệ là nơi bảo tồn và nuôi dưỡng hàng trăm loài động vật khác nhau tuy nhiên tại đây, môi trường sống của các loài động vật cũng chưa được đảm bảo. Nhiều hạng mục xuống cấp, chuồng thú nơi xuống cấp, nơi bốc mùi khó chịu. |
Vườn Bách Thảo (quận Ba Đình) có diện tích trên 10ha, nhiều hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp theo thời gian, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng không gian sử dụng của người dân. |
Vỉa hè xuống cấp, phần đất ven bờ hồ có phần sụt lún, những phiến gạch lát bờ hồ trồi sụt vừa gây mất mỹ quan vừa không đảm bảo an toàn được cho người dân khi đi dạo trong khuôn viên. |
Công viên Hòa Bình nằm trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm), công viên có tổng mức đầu tư 282 tỷ đồng (trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng là 72 tỷ đồng) khánh thành từ tháng 10/2010 để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. |
Đây cũng được cho là công viên hiện đại bậc nhất thủ đô khi mới hoàn thành. Tuy nhiên hiện nay, công viên Hòa Bình thường xuyên rơi vào tình trạng vắng bóng người qua lại. |
Công viên Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) với diện tích 42.000m2 vốn được xem là một trong những lá phổi xanh của thành phố. Một thời, công viên Nghĩa Đô là niềm tự hào của người dân trên địa bàn quận, bởi hệ thống cây xanh cũng như khu vui chơi trẻ em được đầu tư bài bản, chất lượng. |
Nhiều hạng mục của công viên Nghĩa Đô đã xuống cấp theo thời gian. |
Công viên Thiên văn học (quận Hà Đông) có diện tích rộng hơn 12ha, vốn đầu tư 260 tỷ đồng. Sau gần 3 năm xây dựng, công trình được hoàn thành vào năm 2020. Tuy nhiên, mãi đến thời gian gần đây công viên mới được đưa vào sử dụng. |
Các hạng mục tại công viên bao gồm: Hồ Bách Hợp Thủy rộng 6 ha và nhiều hạng mục được xây dựng theo chủ đề thiên văn học kết hợp với cây xanh, hồ nước như: quảng trường Zodiac, vườn Dải ngân hà, khu vật thể lạ (UFO Zone), quảng trường ngoài hành tinh, bể hố đen… |
Công viên Thiên văn học đã được tạm bàn giao cho quận Hà Đông để mở cửa trước Tết Nguyên đán 2024. Công tác nghiệm thu và bàn giao chính thức chưa được thực hiện. |
Trong 9 dự án xây dựng mới, công viên Chu Văn An (40ha, huyện Thanh Trì) hiện chưa triển khai do khó khăn trong giải phóng mặt bằng. |
Dự án công viên Chu Văn An được kỳ vọng trở thành “lá phổi xanh” mang lại bầu không khí trong lành cho cư dân khu vực Tây Nam, Hà Nội. Tuy nhiên sau 8 năm được công bố quy hoạch, công viên Chu Văn An vẫn chỉ là một bãi cỏ rộng lớn, ngổn ngang... |
Công viên văn hóa, vui chơi, giải trí thể thao quận Hà Đông nhiều năm vẫn là bãi đất trống |