Hé lộ xác ướp công chúa Ai Cập 2 đầu: Một đầu người, một đầu cá sấu

Hé lộ xác ướp công chúa Ai Cập 2 đầu: Một đầu người, một đầu cá sấu
Xác ướp được kết hợp từ nửa thân trên của công chúa Ai Cập và nửa thân trên của cá sấu, với niềm tin rằng đứa trẻ sẽ hồi sinh ở kiếp sau.

Theo Ancient Code, xác ướp Ai Cập cổ đại với hai chiếc đầu, một của trẻ nhỏ và một của cá sấu đã lần đầu lộ diện sau hơn một thế kỷ kể từ thời điểm bị Hồi vương Abdulhamid II của đế quốc Ottoman che giấu.

Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cho phép phóng viên chụp ảnh xác ướp này trong cung điện Topkapi ở thủ đô Istanbul.

Các chuyên gia cho biết xác ướp này bao gồm phần đầu của một công chúa Ai Cập chưa rõ danh tính và nửa thân trên của cá sấu sông Nile.

Theo truyền thuyết, công chúa Ai Cập bị cá sấu cắn chết trên sông Nile. Pharaoh Ai Cập quyết định kết hợp hai cơ thể với niềm tin cô công chúa nhỏ sẽ tái sinh ở kiếp sau dưới hình dạng cá sấu.

Xác ướp được đưa từ Ai Cập tới Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời trị vì của Hồi vương Abdulaziz vào giữa thế kỷ 19. Xác ướp nằm trong cung điện Yildiz tại Istanbul cho tới khi Hồi vương Abdul Hamid II ra lệnh chuyển nó tới cung điện Topkapi.

Hồi vương Abdul Hamid II là vị vua cuối cùng trị vì Đế quốc Ottoman trong giai đoạn cuối thế kỷ 19. Quãng thời gian này gắn liền với làn sóng nổi dậy rộng khắp và cuộc chiến bất thành với Đế quốc Nga.

Sử gia Thổ Nhĩ Kỳ Konyali là người ghi chép giai thoại về xác ướp vào thập niên 1950. Theo Konyali, những người sống ở cung điện Yildiz vô cùng hoảng sợ khi nghe thấy tiếng động ầm ỹ từ kho chứa đường giữa đêm khuya và trông thấy đầu cá sấu trên miệng bao.

Đó thực chất trò đùa của người hầu Haci Süleyman nhằm trả thù người làm kẹo cho hoàng gia vì đã từ chối yêu cầu của anh ta. Sau tối hôm đó, Hồi vương Abdul Hamid II đã cho chuyển xác ướp đi để tránh gây sợ hãi cho những người trong cung điện.

Theo Theo Dân Việt
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.