Hào khí mảnh đất Chi Lăng lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
Tối 10/10, tại sân vận động trung tâm thị trấn Đồng Mỏ; huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ hội Văn hóa các dân tộc huyện Chi Lăng năm 2023. Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức quy mô nên thu hút hàng vạn lượt người tham dự.
Hào khí mảnh đất Chi Lăng lịch sử ảnh 1

Ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng phát biểu khai mạc Lễ Lễ hội Văn hóa các dân tộc huyện Chi Lăng năm 2023. Ảnh: Duy Chiến

Đến dự có bà Đoàn Thị Hậu, Chủ tịch HĐND tỉnh; Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố cùng đông đảo người dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh.

Tại lễ hội, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 596 năm Chiến thắng Chi Lăng (10/10/1427 – 10/10/2023). Theo đó, từ thế kỷ thứ X, XI, quân Tống sang xâm lược nước ta hai lần nhưng đều bị thất bại tại Ải Chi Lăng. Thế kỷ XIII, Chi Lăng là nơi ghi dấu ba lần thua trận nặng nề của quân xâm lược Nguyên – Mông…

Đó là những mốc son chói lọi trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với ý nghĩa và những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, quân sự, năm 1962, Khu di tích lịch sử Chi Lăng được xếp hạng di tích cấp quốc gia; năm 2019 được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Hào khí mảnh đất Chi Lăng lịch sử ảnh 2

Màn sử thi tái hiện Chiến thắng Chi Lăng 10/10/1427. Ảnh: Duy Chiến

Ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng chia sẻ: Chi Lăng, một vùng đất địa linh nhân kiệt, được ghi dấu bởi tầng tầng lịch sử, lớp lớp chiến công rực rỡ của các thế hệ cha ông ta qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Thế kỉ thứ 15, tại ải Chi Lăng đã diễn ra một trận đánh vang dội tạo nên mốc son chói lọi trong lịch sử hằng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, chiến thắng Chi Lăng ngày 10 tháng 10 năm Đinh Mùi –1427 mãi mãi khắc ghi niềm kiêu hãnh, tự hào của một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường, mưu trí, sáng tạo và gan dạ, với nghệ thuật quân sự độc đáo, đỉnh cao lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều; làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù xâm lược. Chiến Thắng Chi Lăng - Xương Giang đã chứng minh Lê lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, một lãnh tụ kiệt xuất, giỏi tổ chức và chỉ đạo chiến lược cả về chính trị, quân sự, ngoại giao… huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc. Đồng thời Người cũng là vị tướng cầm quân mưu trí, quả cảm và đầy sáng tạo.

Hào khí mảnh đất Chi Lăng lịch sử ảnh 3

Bà Trần Thanh Nhàn, Bí thư Huyện ủy Chi Lăng đón nhận ngọn lửa thiêng từ các vận động viên trẻ tiêu biểu địa phương. Ảnh: Duy Chiến

Hào khí mảnh đất Chi Lăng lịch sử ảnh 4

Đoàn lân sư rồng sôi động đường phố Chi Lăng. Ảnh: Duy Chiến

“Tiếp tục phát huy truyền thống vùng đất Chi Lăng lịch sử, Chi Lăng anh hùng, nhằm bảo tồn, gìn giữ và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau, huyện Chi Lăng tổ chức Lễ hội văn hóa các dân tộc lần thứ nhất. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, là dịp để tưởng nhớ, tri ân và tôn vinh công lao của các anh hùng, nghĩa sỹ dân binh đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc nước nhà và những năm tiếp theo Lễ hội sẽ được tổ chức thường niên sẽ tạo thành sản phẩm du lịch riêng có của huyện, cùng với các hoạt động Lễ hội. Năm nay huyện Chi Lăng lần đầu tiên thực hiện nghi thức rước lửa thiêng, từ đền Chi Lăng về Trung tâm huyện, đây là nghi thức tâm linh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là sợi dây kết nối giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, trao truyền những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau”, Chủ tịch UBND huyện Vi Nông Trường nhấn mạnh.

Hào khí mảnh đất Chi Lăng lịch sử ảnh 5

Hội trại thanh niên sôi nổi. Ảnh: Duy Chiến

Trong khí thế hào hùng của chiến thắng Chi Lăng lịch sử; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng nguyện tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của thế hệ cha anh đi trước, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương Chi Lăng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Trong chương trình, các đại biểu và bà con nhân dân đã thưởng thức màn sử thi “Chiến thắng Chi Lăng – Bản hùng ca vang mãi” và chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Chi Lăng ngày mới”.

Hào khí mảnh đất Chi Lăng lịch sử ảnh 6

Giới trẻ Chi Lăng khởi nghiệp bằng các sản vật riêng có của địa phương. Ảnh: Duy Chiến

Trước đó, trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa các dân tộc huyện Chi Lăng năm 2023, trên địa bàn đã diễn ra các hoạt động Văn hóa- Văn nghệ- Thể thao sôi nổi như: Liên hoan dân ca, dân vũ và trình diễn trang phục dân tộc; Giao lưu, biểu diễn sư tử, diễn diễu lân-sư- rồng, liên hoan nghệ thuật đường phố; thi trại thanh niên truyền thống; thi đấu các môn thể thao: Bịt mắt đánh trống, nhảy bao đôi, kéo co, đẩy gậy…

“Nghi thức rước lửa thiêng từ đền Chi Lăng về Trung tâm huyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là sợi dây kết nối giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, trao truyền những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau”, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng Vi Nông Trường

MỚI - NÓNG
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
TPO - Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 dự kiến từ ngày 1/1/2025 đến ngày 9/1/2025 sẽ hoàn thành tính năng đọc thẻ căn cước, căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip quét thẻ tại thiết bị đầu đọc ở các cổng soát vé để đi tàu điện metro số 1 trong giai đoạn miễn phí.