Theo thông tin từ cơ quan kiểm toán của Quốc hội Mỹ, công ty Raytheon nhận được hợp đồng trị giá 1 tỷ USD vào tháng 5/2017 để triển khai dự án, nhưng đến nay vẫn chưa thành công và sẽ chậm tiến độ ít nhất 2 nhăm, Văn phòng trách nhiệm giải trình chính phủ Mỹ (GAO) nói trong báo cáo đưa ra ngày 6/6.
Đây là đánh giá chi tiết nhất của cơ quan giám sát này về những vấn đề mà hệ thống được thiết kế để đối phó với “những tiến triển trong mối đe dọa tên lửa Triều Tiên” cần phải có.
Chương trình đã “gặp phải các vấn đề về thiết kế, kỹ thuật hệ thống, bảo đảm chất lượng và chế tạo”, báo cáo viết. Raytheon cũng bị phát hiện sử dụng phần cứng thương mại và sử dụng lại những linh kiện từ các thiết bị đánh chặn tên lửa của Hải quân Mỹ mà GAO đã nêu quan ngại trước đó.
Cơ quan phòng thủ tên lửa của Lầu Năm góc đẩy nhanh công việc của Raytheon khi công ty này vẫn ở giai đoạn phát triển, bằng cách giảm số vụ thử nghiệm hệ thống đánh chặn mới, GAO cho biết.
Khoản ngân sách 600 triệu đội thêm là khoản tiền mà Cơ quan phòng thủ quốc phòng ước tính sẽ phải chi để khắc phục các vấn đề phát hiện từ cuối năm 2018, liên quan đến việc sử dụng lại những linh kiện và phụ tùng trước đây. Những trục trặc đó khiến chương trình bị chậm tiến độ ít nhất 2 năm.
Phát ngôn viên của Raytheon chưa đưa ra bình luận nào.
Cơ quan phòng thủ tên lửa đang đề xuất chi thêm 412,4 triệu USD trong năm tài khóa tiếp theo để tiếp tục công việc nghiên cứu đầu đạn đánh chặn.
Ông Michael Griffin, Vụ trưởng vụ nghiên cứu và kỹ thuật của Bộ Quốc phòng Mỹ, tháng trước yêu cầu hãng Boeing dừng công việc, sau khi nhận được kết quả các cuộc thử gần đây, cho thấy “kế hoạch hiện tại không khả thi”, theo Phát ngôn viên Lầu Năm góc Heather Babb.
Lầu Năm góc đã “khởi động một đánh giá về lộ trình hành động thay thế”, bà Babb nói.
Phiên bản hệ thống đánh chặn mới sẽ được sử dụng trong hệ thống trị giá 34 tỷ USD nhằm phát hiện tên lửa đạn đạo liên lục địa đang bay tới từ phía kẻ thù như Triều Tiên hay Iran, rồi phóng tên lửa để lao đến tiêu diệt nó.