Mổ xẻ tiêm kích J-10, 'con cưng' của Không quân Trung Quốc

Yu Xu, nữ phi công J-10 đầu tiên, thiệt mạng trong một tai nạn khi tập nhào lộn
Yu Xu, nữ phi công J-10 đầu tiên, thiệt mạng trong một tai nạn khi tập nhào lộn
TPO - Máy bay J-10 (J-10 Thành Đô) là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc nhằm phát triển tiêm kích thế hệ 4 nhằm đối trọng với các máy bay F-15C Eagle và F-16 Falcon của Mỹ, máy bay Su 27 Flanker và MiG 29 Fulcrum của Liên Xô và sau này là Nga.

Lúc đầu, ý tưởng của nhà thiết kế là tạo ra một tiêm kích thuần túy nhằm mục tiêu chiếm ưu thế trên không, khi việc phát triển J-10 bắt đầu từ năm 1988, nhằm đối đầu trực tiếp với Su-27 và MiG 29. Nhưng tới năm 1991, sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến dự án có thay đổi.

J-10 được định hướng để trở thành một chiến đấu cơ đa nhiệm, bù đắp cho phi đội của PLAAF, vốn đang gia tăng số lượng các biến thể của dòng Su-27 Flanker, có xuất xứ từ Nga, quốc gia đối trọng với Trung Quốc lúc đó đang rất cần tiền. Phụ thuộc vào một nước đối trọng, một kẻ thù tiềm tàng không bao giờ là mong muốn của lãnh đạo Trung Quốc.

Trong thực tế, mặc dù J-10 đã được phát triển qua ba biến thể, nhiều công nghệ mới đã được tích hợp, số lượng áp đảo của các phiên bản nhái Su-27 và Su -30 bao gồm J-1B, J-15 và J-16 vẫn khiến J-10 lép vế trong PLAAF, lực lượng không quân lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga.

Tuy vậy, kể từ năm 2004, khi J-10 được phiên chế, tiêm kích này luôn có tên trong danh mục phân công chiến đấu của PLAAF, với 350 chiếc. Thực tế này giúp Trung Quốc có  được một phi đội tiêm kích thế hệ 4 đa năng trong khi đòi hỏi chi phí sản xuất và vận hành tương đối thấp.

Trên thực tế, trước khi chương trình nâng cấp đội bay F-15C Eagle đi vào thực hiện, Mỹ đã coi các phiên bản mới nhất của dòng J-10 Thành Đô là  một hiểm họa đối với chiếc chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Mỹ.

“Con cưng” của PLAAF là một sự pha trộn giữa thiết kế khung thân tiên tiến, gần như là một biến thể của tiêm kích Lavi (Israel), kèm theo hệ thống điện tử hàng không hiện đại. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã nâng cấp nhiều lần, bổ sung nhiều tính năng tiên tiến cho J-10.

Mổ xẻ tiêm kích J-10, 'con cưng' của Không quân Trung Quốc ảnh 1 J-10, một thiết kế nhái theo tiêm kich Lavi của Israel

Phiên bản đầu tiên, J-10A gần như là tiêm kích thế hệ 4 cơ bản. Tuy nhiên, buồng lái của nó được thiết kế với tầm quan sát tốt hơn các máy bay Nga cùng thời. Về hệ thống điện tử hàng không, máy bay được trang bị radar điều khiển hỏa lực Type 1473H pulse-Doppler và một loạt các thiết bị tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, trinh sát điện tử, định vị/tấn công… J-10 có thể mang theo một loạt hỏa tiễn không đối không của Nga lẫn Trung Quốc, dẫn bắn bằng radar lẫn hồng ngoại, các loại bom dẫn đường chính xác. Máy sử dụng một động cơ Salyut AL-31FN có lực đẩy gần 13 tấn do Nga sản xuất.

Phiên bản sau, J-10B, bắt đầu phục vụ PLAAF từ 2014, có một loạt cải tiến. Rõ ràng nhất là cửa hút gió kiểu mới, thiết bị tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại với máy đo khoảng cách bằng laser, radar điều khiển hỏa lực điện tử mạng pha bị động, được nói là có thể theo dõi 4 mục tiêu cùng lúc. Nó cũng được trang bị các thiết bị tác chiến điện tử tiên tiến hơn.

Phiên bản mới nhất của dòng tiêm kích con cưng trong Không quân Trung Quốc (PLAAF) là J-10C, bắt đầu bay thử từ tháng 10/2013,  phục vụ chính thức trong PLAAF từ tháng 7/2017.  J-10C được trang bị radar mạng pha điện tử chủ động (AESA) điều khiển hỏa lực do Trung Quốc sản xuất. Khung thân máy bay này sử dụng vật liệu composite nhiều hơn các phiên bản trước. Tuy nhiên, theo National Interest rất có thể máy bay này vẫn sử dụng động cơ WS-10 nội địa, với một số  cải tiến.

Nhưng không thể phủ nhận một thực tế là trình độ sản xuất động cơ máy bay, đặc biệt là máy bay chiến đấu, của Trung Quốc vẫn chưa thể so sánh với Mỹ và Nga. Các chiến đấu cơ của PLAAF sử dụng động cơ trong nước sản xuất thường xuyên gặp sự cố kỹ thuật. Đây vẫn là điểm yếu chí tử của ngành công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc và chiếc chiến đấu cơ J-10 con cưng nếu muốn hoạt động tốt vẫn cần dựa vào động cơ nhập khẩu từ Nga. 

Theo National Interest
MỚI - NÓNG
Đi vớt rác, ngư dân Quảng Ngãi phát hiện động vật quý hiếm trong Sách đỏ thế giới
Đi vớt rác, ngư dân Quảng Ngãi phát hiện động vật quý hiếm trong Sách đỏ thế giới
TPO - Trong lúc đang vớt rác vướng ngoài lồng nuôi cá, một ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vô tình phát hiện một con rùa biển đang vùng vẫy trong vợt. Con rùa biển này là một cá thể đồi mồi (một loài rùa biển, động vật biển quý hiếm), có tên trong Sách đỏ thế giới và Việt Nam.