Hành tinh cổ đại 'sống' 12,8 tỷ năm

Hành tinh cổ đại 'sống' 12,8 tỷ năm
TPO - Một hành tinh giống sao Mộc ra đời cách đây khoảng 12,8 tỷ năm vừa được các nhà khoa học phát hiện. Đây là một trong những hành tinh lâu đời nhất trong vũ trụ, theo Nationalgeographic.

> Phát hiện siêu tân tinh mới

Hành tinh HIP 11952 có chu kỳ quay quanh quỹ đạo bảy ngày. Ảnh: Nationalgeographic
Hành tinh HIP 11952 có chu kỳ quay quanh quỹ đạo bảy ngày. Ảnh: Nationalgeographic.

Hành tinh mới phát hiện này ra đời sau khoảng một tỷ năm vụ nổ Big Bang. Nếu theo như ước tính 12,8 tỷ năm mà các chuyên gia tìm hiểu, hành tinh mới trên có khả năng là “cha đẻ” khai sáng vũ trụ.

Viện Thiên văn học Max-Planck cơ sở tại Heidelberg, Đức – một cơ quan thực hiện nghiên cứu vũ trụ - đặt tên cho hành tinh 12,8 tỷ năm này là HIP 11952. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, dải ngân hà trên hành tinh mới vẫn chưa thấy dấu hiệu hình thành.

Các chuyên gia phát hiện hành tinh cổ đại 12,8 tỷ năm này bằng phương pháp quan sát rung động cường độ ánh sáng nhờ kỹ thuật xuyên tâm.

Lực hấp dẫn xung quanh hành tinh này tác động tới độ rung mà các chuyên gia nhận được.

Dựa trên khảo sát và tính toán của các chuyên gia, hành tinh HIP 11952 gần giống với sao Mộc và quay quanh quỹ đạo đúng một tuần (bảy ngày). Trong khi đó, những hành tinh khác có kích thước lớn gấp ba lần sao Mộc và chu kỳ quay quanh quỹ đạo là một tháng rưỡi.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận định, những hành tinh thường “sinh sau đẻ muộn” so với các vì sao. Thế hệ thứ hai của hành tinh chỉ ra đời khi các vì sao đã chết. Tuy nhiên, những nhận định này vẫn còn gây tranh cãi trong giới khoa học.

Việc khám phá thêm một hành tinh có thể gọi là hành tinh sơ khai của vũ trụ cho thấy, hành tinh mới chứa lượng nguyên tố sắt nhiều hơn so với Hydro và Heli. Các ngôi sao khác tồn tại trong vũ trụ thực tế thiếu nguyên tố này.

Các nguyên tố nặng giữ vai trò quan trọng bởi chúng là yếu tố cấu thành nên các hành tinh.

Tuấn Vũ

Theo Dịch
MỚI - NÓNG