Hàng loạt trường đại học Y, Dược tuyển bổ sung hàng trăm chỉ tiêu

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Năm nay, nhiều đại học đào tạo nhóm ngành sức khỏe lần đầu tuyển bổ sung với số lượng lớn, từ vài chục đến hàng trăm chỉ tiêu.

Điều đặc biệt năm nay, nhiều trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe tuyển không đủ chỉ tiêu là tình trạng chung của nhiều trường.

Đại học (ĐH) Điều dưỡng Nam Định năm nay có 715 chỉ tiêu ngành Điều dưỡng nhưng mới tuyển được 469 sinh viên. Vì thế, trường đã công bố tuyển bổ sung 260 chỉ tiêu cho ngành Điều dưỡng, tăng hơn 70 chỉ tiêu so với đợt xét tuyển bổ sung ngành này vào năm ngoái. Ngoài ra, trường tuyển bổ sung 160 sinh viên ngành Hộ sinh.

Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương cũng thông báo tuyển bổ sung 50 chỉ tiêu ngành Điều dưỡng, 10 chỉ tiêu ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng.

Điểm chuẩn của Trường ĐH Y Dược Hải Phòng năm nay dao động từ 19,1-26,2 điểm, giảm 0,6-3 điểm so với năm 2021.

Ở ngành Điều dưỡng của Trường ĐH Y Dược Hải Phòng năm nay, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường là 618, kết quả lọc ảo trả về số thí sinh trúng tuyển đến sát mức điểm sàn 19 điểm chỉ từ 140-160/200 chỉ tiêu của ngành này.

Ngành Y học dự phòng với 249 thí sinh đăng ký xét tuyển, qua các vòng lọc ảo chỉ trả về từ 32-47/60 chỉ tiêu thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển với điểm sát điểm sàn.

ĐH Y Dược, Đại học Thái Nguyên, ngành Y học dự phòng mới tuyển được 52 sinh viên trên tổng chỉ tiêu 65, ngành Điều dưỡng tuyển được 264 trong khi chỉ tiêu là 350.

ĐH Y Dược - ĐH Huế cũng thông báo xét tuyển bổ sung trong khối các trường Y Dược. Theo đó, ĐH Y Dược - ĐH Huế đã thông báo cụ thể về xét tuyển bổ sung đợt 1 cho các ngành với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm sàn dao động từ 16 -19.

Cụ thể như sau: Y học dự phòng, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật hình ảnh y học cùng tuyển 19 chỉ tiêu và ngành Y tế công cộng tuyển bổ sung 16 chỉ tiêu.

Tương tự, khoa Y, ĐH Quốc gia TP HCM vừa ra thông báo tuyển bổ sung 160-170 chỉ tiêu ngành Điều dưỡng. Năm ngoái, khoa này chỉ tuyển bổ sung 19 chỉ tiêu cho ngành Y khoa (6 chỉ tiêu), Răng Hàm Mặt (5) và Dược học (8), áp dụng với thí sinh không thể dự thi tốt nghiệp THPT 2021 và kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM.

Thực trạng chung của năm nay?

Trả lời báo chí, TS Nguyễn Hải Ninh - Phòng Quản lý Đào tạo Đại học (ĐH Y Dược Hải Phòng) cho biết, đây là thực trạng chung của các trường Y Dược năm nay do điểm môn Sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT khá thấp.

Ông Ninh cũng cho biết, nhiều trường Y Dược năm nay tuyển không đủ chỉ tiêu ngay từ khi lọc ảo với ngành Y học dự phòng và Điều dưỡng, dự kiến tuyển bổ sung vào đợt 2.

Theo TS. Nguyễn Hải Ninh, nguyên nhân một phần đến từ tác động của COVID-19. Đặc thù công việc của hai ngành này rất vất vả, nguy hiểm nhưng chế độ đãi ngộ không được cải thiện khiến nhiều thí sinh chuyển hướng.

Một nguyên nhân nữa ông Ninh chỉ ra là do từ năm 2022, các trường đại học Y Dược đều tăng học phí.

Tuy nhiên, ông Ninh dự đoán tình trạng sụt giảm thí sinh của năm nay chỉ diễn ra trong ngắn hạn, bởi ngành Y nói chung, đặc biệt là ngành Điều dưỡng và Y học dự phòng đều rất cần thiết, quan trọng cũng như nhiều cơ hội việc làm.

Thủ khoa khối B thay đổi phút chót, bỏ ước mơ ngành Y chọn Ngoại thương

Trường hợp thí sinh Bùi Đức Anh (Thái Bình), Thủ khoa khối B năm nay đã quyết định đặt nguyện vọng 1 vào nhóm ngành Kinh tế, Trường ĐH Ngoại thương, thay vì theo đuổi ngành Y như từng dự định gây "xôn xao" mấy ngày qua.

Đức Anh xét tuyển theo khối D07, điểm các môn lần lượt là Toán: 9.6, Hóa học: 9.75 và Tiếng Anh 8.8. Tổng điểm xét tuyển tính cả điểm ưu tiên theo vùng là 28.6, thừa 0.7 điểm so với điểm chuẩn của trường ở khối D07.

Trước đó, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Đức Anh là Thủ khoa khối B toàn quốc (đồng Thủ khoa cùng thí sinh Nguyễn Đăng Khải ở Hà Nội). Em đạt tổng điểm 29.35 cho tổ hợp xét tuyển khối B, trong đó điểm số từng môn là Toán: 9.60 điểm; Hóa học: 9.75 điểm và Sinh học: 10 điểm.

MỚI - NÓNG
'Làm lụng bao năm nhưng chỉ một trận lũ là trắng tay'
'Làm lụng bao năm nhưng chỉ một trận lũ là trắng tay'
TPO - Mưa kéo dài trên diện rộng đã khiến mực nước sông Cầu, sông Cà Lồ lên cao gây ngập lụt nhiều thôn, xóm ven sông trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến trưa 12/9 nhiều thôn ở xã Việt Long vẫn chìm trong biển nước, có người dân ngậm ngùi chia sẻ: "Làm lụng, tích họp nhiều năm nhưng chỉ cần một trận lũ về là trắng tay"