Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc gắn tên ‘Điếu Ngư’?

Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc gắn tên ‘Điếu Ngư’?
TPO – Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc được chuyển giao cho lực lượng Hải quân ngày hôm qua, 23-9. Tuy chưa thông báo chính thức, nhưng nhiều nguồn tin cho biết, hàng không mẫu hạm cũ của Liên Xô gắn tên “Điếu Ngư”.
Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chụp từ vệ tinh
Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chụp từ vệ tinh.

VOR dẫn có nguồn tin từ truyền thông Trung Quốc cho biết, nghi lễ bàn giao diễn ra ngay trên boong của hàng không mẫu hạm theo nghi thức của lực lượng Hải quân Trung Quốc tại TP Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Việc vận hành của hàng không mẫu hạm dự kiến bắt đầu từ ngày 1-10, đúng dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc.

Cũng theo báo chí Trung Quốc, hàng không mẫu hạm của Trung Quốc đã có tên gọi, tuy nhiên giới chức quốc phòng nước này chưa công khai trước công chúng. Nhiều khả năng sẽ mang tên gọi của một tỉnh trong nước.

Không ít nguồn tin cho thấy, trong bối ảnh bùng phát mâu thuẫn trong quan hệ Trung - Nhật vì tranh chấp lãnh thổ, hàng lọat chuyên viên quân sự Trung Quốc đã nêu đề xuất đặt tên cho hàng không mẫu hạm là “Điếu Ngư” - tên gọi Trung Quốc của quần đảo, Nhật Bản gọi là Senkaku.

Tới thời điểm này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về những thông tin trên.

Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc dài 300m, mang số hiệu 16 sơn màu hải quân, được thiết kế theo đề án 1143.6, do Trung Quốc mua lại của Ukraine năm 1998 với giá phế liệu kim loại.

Ban đầu, người mua tuyên bố kế hoạch biến con tàu Varyag này thành một sòng bạc nổi. Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc đưa ra kế hoạch khôi phục lại tàu và tiếp nhận vào trang bị cho quân đội.

Các cuộc thử nghiệm trên biển được Trung Quốc thực hiện từ tháng 12-2011. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giới chức quốc phòng Trung Quốc cũng như quốc tế nghi ngờ khả năng tác chiến của hàng không mẫu hạm này, và cho rằng phải đến năm 2017, hàng không mẫu hạm mới có thể tham gia tác chiến.

Theo Đại tá Li Jie, đại diện Học viện Hải quân Trung Quốc, theo quy định bắt buộc về kỹ thuật và mô thức tác chiến, Trung Quốc cần khoảng 3 năm để tiến hành thử nghiệm và đưa tàu sân bay Thị Lang vào hoạt động. Sau đó đòi hỏi 2 năm để chuẩn bị cho tàu sẵn sàng phục vụ trực chiến.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.