Hải quân Nga cải tổ

Một tàu hộ vệ tên lửa Nga thuộc Hạm đội Hắc Hải đang tiến vào quân cảng Sevastopol (Ukraine)
Một tàu hộ vệ tên lửa Nga thuộc Hạm đội Hắc Hải đang tiến vào quân cảng Sevastopol (Ukraine)
TP - Trong khi lãnh đạo Nga đang xem xét lại cơ cấu tổ chức của hải quân nước này, bộ tư lệnh hải quân Nga tiếp tục đặt hàng tàu chiến mới. Thời thế thay đổi, nước Nga nay cần những tàu hộ vệ, tăng cường phòng thủ bờ biển thay vì đầu tư vào các tuần dương hạm cỡ lớn.

> Hạm đội Thái Bình Dương thăm Philippines

Một tàu hộ vệ tên lửa Nga thuộc Hạm đội Hắc Hải đang tiến vào quân cảng Sevastopol (Ukraine)
Một tàu hộ vệ tên lửa Nga thuộc Hạm đội Hắc Hải đang tiến vào quân cảng Sevastopol (Ukraine).

Đầu tư khẩn

“Vì thiếu kinh phí, Hải quân đang “tiến dần” tới con số tàu chiến tối thiểu để thực thi nhiệm vụ”, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói tại một hội nghị với sự hiện diện của các tướng lĩnh hải quân, lãnh đạo các công ty đóng tàu Sevmash và Zvezdochka. Hội nghị được tổ chức với mục tiêu luận bàn về sự phát triển của Hải quân Nga.

Theo lời phó thủ tướng Nga, nhiều tàu chiến của Hải quân Nga đã phục vụ quá niên hạn và nay hải quân cần được đầu tư khẩn cấp. “Chính hoạt động tu sửa, tân trang các con tàu chiến ngày càng phổ biến đã làm giảm khả năng sản xuất, đóng mới tàu của chúng ta”, ông Rogozin nói.

Thực trạng của Hải quân Nga có lẽ đã dẫn tới những khoản đầu tư khẩn cấp cho lực lượng này, thúc đẩy những vấn đề còn trì trệ: Vừa rồi, tại St.Petersburgh, tàu hộ vệ tên lửa (khinh hạm) Project 22350 Đô đốc Golovko và tàu hộ tống nhỏ Project 20385 Gremyashchy đã được hạ thủy.

Khinh hạm Nga viếng thăm Liverpool (Anh)
Khinh hạm Nga viếng thăm Liverpool (Anh).

Golovko là tàu thứ ba thuộc lớp Project 22350. Tàu đầu tiên, chiếc Đô đốc hạm đội Liên bang Soviet Gorshkov được hạ thủy tháng 10-2010 và chiếc thứ hai (Đô đốc hạm đội Kasatonov) cũng sẽ được hạ thủy trong năm nay.

Còn Gremyashchy chính thức là tàu lớp Project 20385 đầu tiên, biến thể phát triển từ hai tàu hộ tống lớp Projects 20380 và 20381, đã được biên chế trong Hạm đội Baltic. Hai chiếc khác dòng này, một đang chạy thử và một đang được đóng.

Các hợp đồng đang thực hiện cho Hải quân Nga bao gồm tám khinh hạm Project 22350 và tám tàu hộ tống Project 20385.

Những con số trên cho thấy Hải quân Nga giờ đây không mặn mà với các con tàu chiến cỡ lớn “theo tiêu chuẩn quốc tế”, những đội tàu tấn công biển xa được triển khai xung quanh các hàng không mẫu hạm.

Ngay cả khi Liên Xô cũ ở thời kỳ đỉnh cao, hải quân nước này cũng chưa đạt được “đẳng cấp” như thế do thua sút trong ngành công nghiệp đóng tàu cũng như khả năng sửa chữa, chưa kể thói quan liêu của lãnh đạo quân đội nói chung và ngành công nghiệp quốc phòng nói riêng.

Khi một số lượng lớn tàu chiến bị loại ngũ trong những năm 1990, Hải quân Nga dường như đã bị các cường quốc bỏ xa.

Thậm chí, ngay cả khi người ta phải loại bỏ từng con tàu của các lớp tàu chủ chốt trong hải quân (như trường hợp tàu Pyotr Veliky năm 1996), việc này cũng không giúp thúc đẩy những biện pháp làm chậm lại sự xuống cấp của bốn hạm đội nước Nga (Hạm đội Hắc Hải, Hạm đội Baltic, Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Bắc Hải).

Một nhà phân tích quân sự Nga đã nhận định rằng, Hạm đội tàu mặt nước của Nga trong thế kỷ 21 là gọn nhẹ, thực dụng và biết giới hạn của mình.

Có lẽ đã có những thay đổi chiến lược trong tư duy của lãnh đạo Hải quân Nga. Các tàu hộ tống lớp Project 20380/20385 (hay nói chính xác hơn, tàu hộ tống đa nhiệm tầm gần) được ra đời với mục tiêu chính là nâng cao năng lực của lực lượng phòng thủ bờ biển.

Các khinh hạm lớp Project 22350 (tàu tuần tra đa nhiệm xa bờ) đang được cho là thành phần chủ chốt trong Hải quân Nga ngày nay. Theo kế hoạch, hải quân sẽ có 25- 30 chiếc thuộc loại này.

Thời thế thay đổi

Tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga mang tên Đô đốc Kuznesov, chứa các chiến đấu cơ Su -33
Tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga mang tên Đô đốc Kuznesov, chứa các chiến đấu cơ Su -33.

Nói như vậy không có nghĩa là người Nga hoàn toàn từ bỏ đóng mới các tàu khu trục cỡ lớn. Đang có một cuộc chạy đua ngầm để giành lấy các hợp đồng đóng tàu béo bở. Những tàu khu trục thường có trọng tải trên 3.000 tấn và được trang bị nhiều vũ khí.

Thực ra, với tính năng và cung cách hoạt động, các tàu khu trục (destroyer) ngày nay chính xác phải gọi là tàu tuần dương tên lửa (missile cruiser). Roman Trotsenko, lãnh đạo tập đoàn đóng tàu Thống nhất, là người thường xuyên ủng hộ ý tưởng đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Còn quân đội Nga vẫn tỏ ra thận trọng khi nói rằng Chương trình vũ khí quốc gia cho đến năm 2020 không đề cập đến tàu sân bay. Tuy nhiên, giới chức quân đội vẫn cho tiến hành một loạt nghiên cứu và phát triển các dự án liên quan đến tàu sân bay.

Việc tiết kiệm chi phí và thống nhất các loại tên lửa dùng trong hải quân Nga có thể thực sự đã trở thành một hướng đi. Dưới thời Liên Xô, hải quân sản xuất ồ ạt những hệ thống tên lửa “độc đáo” với những bệ phóng và tên lửa không tương thích, vừa tốn kém vừa không hiệu quả.

Nhưng thời thế thay đổi và tiền không còn nhiều, ngay cả trong thời kỳ huy hoàng của đô đốc hạm đội Sergei Gorshkov. Ý tưởng về một hệ thống vũ khí trên khinh hạm đa nhiệm đã thắng thế: Mọi con tàu thuộc những lớp chủ chốt như Projects 20385 và 22350 cũng như những tàu “anh em” (tàu khu trục biển xa) nay đều được trang bị vũ khí theo kiểu như vậy.

Cụ thể, đó là những bệ phóng thẳng đứng tích hợp nhiều loại vũ khí, có thể được cấu hình theo những lựa chọn khác nhau. Một con tàu được trang bị hệ thống đa nhiệm loại này có thể mang tên lửa hành trình chống hạm Oniks hoặc các tên lửa của hệ thống đa nhiệm Kalibr (với ba cấu hình: tên lửa siêu thanh chống hạm, tên lửa dưới âm chống mục tiêu mặt đất và tên lửa chống ngầm). Trong tương lai, hệ thống này sẽ được tích hợp các tên lửa đất đối không.

Trong khi các con tàu hộ vệ tên lửa lớp Project 22350 đang được đóng (tàu đầu tiên hoàn thành năm 2006) thì các khinh hạm lớp Project 1135.7 cũng dần được biên chế vào hải quân. Những tàu loại này được thiết kế dựa trên loại tàu từ thời Soviet (Project 1135) được phát triển cho Hải quân Ấn Độ (được gọi là khinh hạm lớp Talwar).

Giờ đây, Hải quân Nga, đang rất cần tàu mới, đã đề nghị được nhận các tàu kiểu Talwar phiên bản nội địa, gọi là lớp 1135.7.

Đã có những thay đổi chiến lược trong tư duy của lãnh đạo Hải quân Nga. Các tàu hộ tống lớp Project 20380/20385 (hay nói chính xác hơn, tàu hộ tống đa nhiệm tầm gần) được ra đời với mục tiêu chính là nâng cao năng lực của lực lượng phòng thủ bờ biển.

Các khinh hạm lớp Project 22350 (tàu tuần tra đa nhiệm xa bờ) đang được cho là thành phần chủ chốt trong Hải quân Nga ngày nay. Theo kế hoạch, hải quân sẽ có 25- 30 chiếc thuộc loại này.

Xuân Thủy
Theo RIA-Novosti

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhận định Man City vs MU, 23h30 ngày 15/12: Cơ hội cho Quỷ đỏ
Nhận định Man City vs MU, 23h30 ngày 15/12: Cơ hội cho Quỷ đỏ
TPO - Nhận định bóng đá Man City vs MU, vòng 16 Ngoại hạng Anh 2024/25 lúc 23h30 ngày 15/12 - thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Man City đang suy yếu, mang đến cơ hội tuyệt vời để MU tạo ra sự khác biệt sau những kết quả nghèo nàn ở các trận derby Manchester trước.
Pep đáp trả tin đồn thất thiệt trước trận derby Manchester
Pep đáp trả tin đồn thất thiệt trước trận derby Manchester
TPO - Pep Guardiola khẳng định ông "không đánh mất phòng thay đồ" tại Manchester City. Ông tuyên bố rằng ngay khi cảm nhận được các học trò không ủng hộ mình, vị HLV này sẽ rời đi ngay lập tức. Đây là thông điệp đanh thép của Pep nhằm phủ nhận những mâu thuẫn nội bộ tại Man City.