> 14 khu đô thị mới phải bàn giao đất xây trường
> Khu đô thị mới Hà Nội: Bùng phát mầm non tư thục
am Russell cho biết, gần đây ông vừa tham dự lễ khánh thành Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai tại xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk), ngôi trường thứ 48 được khánh thành sau đúng 20 năm tài trợ xây dựng trường học của VCF tại Việt Nam. Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được xây 2 tầng với 8 phòng học và 2 phòng phụ trợ, đủ tiêu chuẩn để các em được học tập trong điều kiện tốt nhất.
VCF được thành lập như thế nào, thưa ông?
Đầu những năm 1990, một số cựu chiến binh Mỹ bị ám ảnh bởi cuộc chiến ở Việt Nam nên đã quyên góp tiền với dự định xây dựng một đài tưởng niệm những chiến sĩ đã tử trận tại đây. Nhưng khi trở lại Việt Nam, họ thấy không cần xây đài tưởng niệm về chiến tranh nữa mà nên thay vào đó là xây dựng một trường học cho các em nhỏ sẽ thiết thực hơn. VCF qua đó được thành lập (trụ sở tại Mỹ) để dùng số tiền quyên góp trên tiến hành xây dựng ngôi trường tiểu học đầu tiên tại Quảng Trị vào năm 1993.
Nguyên do nào khiến ông tham gia tình nguyện tại Việt Nam trong những năm qua? Nhiệm vụ của nhóm khi xây trường tại Việt Nam là gì?
Qua việc xây dựng ngôi trường đầu tiên, dù được các bên liên quan hợp tác toàn diện nhưng do VCF thiếu người quản lý có chuyên môn nên việc xây trường vẫn có những bất cập cần khắc phục. Sau khi tìm kiếm, VCF đã đề nghị tôi (ông Sam Russell là kỹ sư xây dựng có bố người Pháp, mẹ người Mỹ, hiện định cư tại Pháp- PV) làm việc này vào năm 1994. Sau đó, có hai tình nguyện viên người Việt Nam là chị Viên Phương Lan (kiến trúc sư) và Nguyễn Thị Xuân Thoa (kỹ sư xây dựng) cũng tham gia.
Trong quá trình xây trường, hẳn ông có nhiều kỷ niệm nào đáng nhớ?
Chúng tôi, ba người, phải cùng nhau làm tất cả các công việc liên quan đến hoạt động của Quỹ tại Việt Nam, từ thủ tục pháp lý, quản lý dự án, tư vấn và giám sát kỹ thuật, thậm chí cả tài chính, để đảm bảo Quỹ hoạt động một cách hiệu quả nhất, chi phí ít nhất và chất lượng công trình tốt nhất. |
Rất nhiều. Một lần đi kiểm tra công trình tại Huế sau cơn bão lớn, do máy bay không hạ cánh được nên chúng tôi phải xuống Đà Nẵng rồi đi xe bus ra Huế. Nơi đó, nước mênh mông, phụ huynh mang ghe chở con vào trường. Chúng tôi hết sức xúc động trước cố gắng đối với việc học tập của người dân nơi đây. Nếu không có ngôi trường mới này, các em đã phải nghỉ học. Lần khác, khi chúng tôi đến khánh thành ngôi trường ở Đồng Nai thì đoạn đường gần trường rất lầy do đêm trước mưa lớn. Ô tô phải dừng lại giữa rừng cao su, tôi lên một xe công nông với đống thùng quà, còn chị Viên Phương Lan phải đi xe ôm để vào trường. Tới nơi, các em học sinh trống rong cờ mở hân hoan đón tôi trên chiếc xe công nông lấm lem. Tình cảm đó khiến tôi không bao giờ quên.
Ông Pat Loma, một nhà thầu xây dựng tại Mỹ là nhà tài trợ cho ngôi trường của VCF ở Tây Ninh. Sau khi trường khánh thành, ông về thăm và tài trợ thêm một phòng máy tính. Vài năm sau, con gái ông cũng đến Việt Nam và về thăm trường. Ấn tượng sau một lần đến Tây Bắc bằng xe máy với người bạn Việt Nam, ông Pat Loma quyết định tài trợ một ngôi trường nữa tại Điện Biên. Sau đó ông cùng vợ đến thăm ngôi trường này và dự bữa cơm thân mật với gia đình ông trưởng bản tại địa phương.
Nhóm học sinh cấp hai của một số trường tại Mỹ cũng từng quyên tiền góp phần xây dựng ngôi trường tại Lâm Đồng và An Giang. Sau đó, một số học sinh đã có dịp đến thăm ngôi trường và giao lưu với các học sinh tiểu học tại đây.
Ông đã nhận hai con nuôi là người Việt Nam?
Tôi may mắn có hai người con nuôi Việt Nam. Vợ chồng tôi nhận nuôi khi cháu trai được 19 ngày và cháu gái mới được 5 ngày tuổi. Năm nay cháu trai hơn 18 tuổi và cháu gái tròn 17. Con trai tôi có năng khiếu thể thao, từng phá kỷ lục của trường cấp 3 về môn ném tạ sắt khi cháu mới ở lớp nhỏ nhất của khối. Con gái tôi có năng khiếu về âm nhạc, có thể chơi thuần thục 5 nhạc cụ khác nhau và bắt đầu sáng tác được những giai điệu ngắn. Tôi rất tự hào về những người con Việt Nam của mình.
Hằng năm, ông thường ở Việt Nam khoảng 6 tháng, điều này có ảnh hưởng tới cuộc sống riêng của gia đình? Ngoài thời gian tình nguyện, ông còn làm những công việc nào khác?
Việc tôi vắng nhà khoảng 5 đến 6 tháng mỗi năm cũng có những ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình. Nhưng may mắn tôi có vợ là giáo viên dạy học ở các trường Quốc tế, nên ở bất cứ nước nào gia đình tôi sinh sống hai con đều học tại trường vợ tôi dạy học. Hơn nữa khi các con còn nhỏ, gia đình tôi sống ở Thái Lan sau đó là Indonesia nên rất dễ dàng cho tôi đi về thường xuyên hơn. Ngoài thời gian làm cho VCF, tôi có những công việc riêng ở ngoài Việt Nam, chủ yếu là công việc liên quan đến xây dựng ở Pháp.
Trong tương lai, VCF và ông tiếp tục tham gia xây trường tại Việt Nam?
Càng đi tôi càng thấy sự cần thiết của công việc này. Tiếc rằng Quỹ VCF chưa thật lớn nên chỉ có thể cố gắng xây ở mỗi tỉnh một trường. Nếu VCF còn ngân sách, chắc chắn tôi sẽ còn tiếp tục làm tình nguyện để xây trường học ở Việt Nam.
Cảm ơn ông.
KIẾN NGHĨA
thực hiện