Hai học sinh khiếm thính vẽ tranh, viết chữ đẹp nhất trường

Hai học sinh khiếm thính vẽ tranh, viết chữ đẹp nhất trường
Bấy lâu nay, hai em Nguyễn Thị Hà (12 tuổi) và Đỗ Thanh Hoài (13 tuổi) ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được mọi người trầm trồ vì khả năng viết chữ đẹp, vẽ tranh cuốn hút, sáng tạo.

Viết chữ khó lắm… nhưng mà thích!

Em Đỗ Thanh Hoài được đánh giá là sáng dạ, có năng khiếu vẽ tranh, hát hay, viết chữ đẹp.
Em Đỗ Thanh Hoài được đánh giá là sáng dạ, có năng khiếu vẽ tranh, hát hay, viết chữ đẹp..

Hai em Đỗ Thanh Hoài và Nguyễn Thị Hà học cùng lớp khiếm thính do cô giáo Trần Thị Ngọc Hạ làm chủ nhiệm. Em Đỗ Thanh Hoài (quê xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột) sinh ra vốn thua thiệt những đứa trẻ khác khi Hoài bị tật khiếm thính bẩm sinh, trời cho em đôi tai nhưng lại không cho em nghe được bất kỳ điều gì từ thế giới bên ngoài.

Không muốn con gái lớn lên phải chịu thêm thiệt thòi, từ sớm bố mẹ Hoài đã gửi em theo học tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Ở trung tâm, em Hoài bộc lộ nhiều năng khiếu hơn hẳn những bạn học sinh khiếm thính khác.

Ngoài năng khiếu viết chữ tròn xoe, xinh xắn được nhiều thầy cô, bạn bè ở trường thừa nhận, Hoài còn được đánh giá là sáng dạ, năng khiếu vẽ tranh, hát hay… nằm trong tốp đầu của trường.

Để trò chuyện cùng Thanh Hoài, PV Dân trí đã phải nhờ đến sự “trợ vấn”, phiên dịch của cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Ngọc Hạ. Qua ngôn ngữ ký hiệu, Hoài cho biết, gia đình em có 4 anh em nhưng Hoài và một em trai nữa bị khiếm thính bẩm sinh.

Nét chữ xinh xắn, tròn trịa của em Hoài, bị tật khiếm thính.
Nét chữ xinh xắn, tròn trịa của em Hoài, bị tật khiếm thính..

Hoài tâm sự, để viết được chữ đẹp, em phải rèn luyện không ngừng, trung bình mỗi ngày phải dành ra ít nhất 15 đến 20 phút để tập viết chữ đẹp. “Nếu nét chữ nào viết ra chưa được thẳng thì phải uốn cho thẳng, tập viết cho đến khi nét chữ tròn xinh mới thôi…”, Hoài chia sẻ qua ngôn ngữ ký hiệu về quá trình rèn chữ của mình.

“Lúc đầu mới tập viết cũng khó lắm! Nhưng nhờ có thầy cô chỉ cho, sau hơn 1 tháng tập viết kiên trì, em mới viết được những dòng chữ đầu tiên đó, viết chữ khó lắm… nhưng mà thích”, Hoài khoe.

Cô Lưu Thị Bình Minh - Trưởng phòng Giáo dục và Can thiệp sớm, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột) cho biết, với các em học sinh bị khiếm thính khả năng tiếp thu không được như những trẻ bình thường. Tuy nhiên khi tập viết, các em đã có sẵn nội dung, chỉ viết theo “sườn” nhưng các thầy cô vẫn phải kèm cặp từng ly, từng tý khi đó các em mới viết được.

“Các em viết được là các cô giáo rất mừng, nhưng để viết được chữ đẹp như Hoài thì không nhiều”, cô Minh cho hay.

Vẽ tranh cuốn hút, sáng tạo

Em Nguyễn Thị Hà (12 tuổi) cũng bị tật khiếm thính, lại khiến nhiều thầy cô, bạn bè cảm mến vì tài năng vẽ tranh cuốn hút, giàu sức sáng tạo.
Em Nguyễn Thị Hà (12 tuổi) cũng bị tật khiếm thính, lại khiến nhiều thầy cô, bạn bè cảm mến vì tài năng vẽ tranh cuốn hút, giàu sức sáng tạo..

Trong khi đó, học cùng lớp với em Hoài, em Nguyễn Thị Hà (12 tuổi) cũng bị tật khiếm thính, lại khiến nhiều thầy cô, bạn bè cảm mến vì tài năng vẽ tranh. Tranh của em Hà đã được nhà trường gửi đi thi vẽ tranh do tỉnh Đoàn Đắk Lắk tổ chức mới đây, và nhà trường cho biết là đã nhận được thông báo từ BTC là em Hà đã đạt giải.

Em Hà cho biết quê ở huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk), em vào Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột) học tập đã được 7 năm.

Các thầy cô giáo cho biết, ngoài năng khiếu vẽ tranh cuốn hút, Hà còn có năng khiếu đóng kịch câm, múa giỏi… Hiện em Hà là lớp phó học tập của lớp. “Vẽ tranh cũng không khó lắm! Chỉ cái là tốn nhiều thời gian, nhưng em đã cô giáo dạy vẽ chỉ cho rồi! Và em cũng rất thích vẽ tranh…”, em Hà thổ lộ qua ngôn ngữ ký hiệu.

Em Hà được cô giáo hướng dẫn trong buổi học vẽ tranh.
Em Hà được cô giáo hướng dẫn trong buổi học vẽ tranh..

Cô giáo Trần Thị Ngọc Hạ cho biết thêm, cả em Hoài và Hà đều là học sinh ưu tú, năng khiếu của trường. “Trong quá trình học tập các em đều là học sinh giỏi, tiếp thu rất nhanh, sáng dạ. Em Nguyễn Thị Hà vẽ tranh rất có ý tưởng, giàu sức sáng tạo, nhất là các bức tranh vẽ về phong cảnh, tranh về gia đình, tranh các con vât; còn em Đỗ Thanh Hoài ngoài viết chữ đẹp, trong học tập cũng rất lanh lẹ, thông minh”, cô Hạ cho biết.

Trao đổi với PV Dân trí, thầy Trần Xuân Tiến - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhận xét ngắn gọn: “Những em này rất cố gắng, có nhiều nỗ lực trong học tập, các em đã vượt qua được khó khăn về tật nguyền, cố gắng xóa bỏ tự ti, mặc cảm để vươn lên”.

Theo Viết Hảo
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ông Phạm Quang Nghị: 'Tôi từng nói, việc của Hà Nội nhiều như nước sông Hồng'
Ông Phạm Quang Nghị: 'Tôi từng nói, việc của Hà Nội nhiều như nước sông Hồng'
TPO - Trao đổi với phóng viên sau khi được vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị chia sẻ, ông từng nói câu "việc của Hà Nội nhiều như nước sông Hồng, cứ dạt dào chảy suốt ngày đêm, không thể nào làm hết được. Cho nên phải lựa chọn việc gì trước, việc gì làm sau".
Đan rọ sắt, đập đá, xây kè vá đường ở Yên Bái
Đan rọ sắt, đập đá, xây kè vá đường ở Yên Bái
TPO - Nhiều ngày nay, bất kể thời tiết nắng nóng gay gắt, khắp các tuyến đường giao thông nông thôn tại huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) rộn rã tiếng hô hào của người dân đang cùng nhau đan rọ, bê đá, vá đường nhằm thông tuyến để bà con đi lại thuận tiện.