Theo ông Nguyễn Quốc Thắng (Sở Tư pháp TPHCM), Luật Lý lịch tư pháp quy định: “Khi xác định người bị kết án có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự thì ghi “đã được xóa án tích” vào lý lịch tư pháp của người đó”.
Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định thẩm quyền xóa án tích thuộc về tòa án. Ông Thắng nhấn mạnh, cùng một việc mà có 2 cơ quan thực hiện, một cơ quan xét xử và một cơ quan hành chính, dẫn đến chồng chéo.
Ngoài ra, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp quy định: “Trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự, nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận xóa án tích của tòa án thì sở tư pháp tiến hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không”.
Ông Thắng cho rằng, quy định như vậy đang gây khó khăn cho các sở tư pháp khi điều kiện nhân sự csủa ngành chưa đáp ứng yêu cầu.